Trang thơ Như Quỳnh de Prelle

07:49 20/10/2016

Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.

NHƯ QUỲNH DE PRELLE

Màu của sẹo

tôi đã nhìn thấy một màu hạnh phúc
của đời thường sự thật
hạnh phúc thì thật mong manh
như một cánh hoa
một hương thơm
hạnh phúc hiện thực là con trẻ
là tình yêu vĩnh hằng


tôi nhận ra hạnh phúc là màu đỏ
của máu
màu tím của những vết thâm
hằn sâu của sẹo
sẹo của tình yêu
sẹo của thời gian
sẹo của bất hạnh
thịt da nào cũng như nhau
bầm dập nào cũng đớn đau


tôi còn tin hay không về hạnh phúc
khi con tim có lúc yếu mềm
có lúc chai sạn
nhưng tôi phải sống
không phải vì ngày mai
không phải vì tôi
mà vì những đứa trẻ
chúng hồn nhiên
trong sáng


tôi học lại về quyền con người
từ những trẻ thơ
để sống cho đúng mức độ của mình
của loài người
và sự thật là hạnh phúc luôn có máu thịt chia ra
không thể nào có hạnh phúc hư không
hạnh phúc trong màu lạnh của nước mắt
của đớn đau
chia cắt
của màu hận tím thâm sì



Nỗi buồn trên cây 16
                  Viết cho Song Tử của em

Em bật khóc giữa cơn mưa hạ chí của mùa hè
khi nhìn thấy tim mình sưng tấy
vì những trang viết dở dang
vì tình yêu dở dang
vì kiếm tìm dở dang
niềm tin thất lạc


Nỗi buồn trên cây của người đàn bà đa đoan
với chữ với tình An Nam
trăng 16 của hạ chí buồn trong cô lạnh
mưa liên miên mưa hoài suốt những ngày giao mùa đến tháng
mưa khóc cho em
cho tình dang dở
cho tự do phiền muộn


Thời gian của ngày dài như sự đợi chờ của em
vô vọng vô vọng
chờ trăng lên của ngày hạ chí
68 năm
gần 2 thế kỷ mưa dài triền miên vào một ngày giữa năm của mùa hè



Người đàn ông buồn bã
không dám nhìn trăng hạ chí
của mùa hè
sau ngày sinh nhật


Một người đàn bà đã chạm vào tĩnh mạch của anh
làm cho anh nghẹt thở
sự xuất hiện của cô ấy
chập chờn, thất thường
như một bóng ma yêu


Cúi đầu lặng im cùng nỗi buồn của anh
tình yêu yên lặng của anh
giọt nước mắt của anh trong lòng
chả thể nào nhẹ nhõm


Muốn được ôm anh, hôn gương mặt anh
cứ buồn bã người đàn ông Song Tử
cuộc đời này luân chuyển buồn vui
tỏ bày cùng ai tỏ bày cùng ai
anh ơi



Mùa đông còn lại

Mùa đông còn lại trên chiếc khăn choàng của em
trên chiếc áo khoác dài
phủ đầy hơi ấm của anh
trên đôi bàn tay xiết chặt
những đêm dài


Mùa đông còn sót lại trên mái tóc của em bồng bềnh
những ngày hanh hao heo may
trong mùi hương của Dior
ngọt ngào như đôi môi anh
và em


Mùa đông đang đi qua nhanh
trên những cánh hoa mỏng đang nở bung
đám cỏ xanh bắt đầu hết cô độc
cùng với hoa bướm gọi về
xuân sang sớm


Mùa đông 2016
của thế kỷ 21 ngập tràn đổi thay
tị nạn và khủng bố
xung quanh chúng ta
như thức tỉnh những ngày yên ả
bao ngày đã qua từ cuộc chiến thế kỷ trước


Mùa đông 16
chúng ta đang già đi
như những kẻ lỗi thời
còn sót lại của loài người
văn minh và nhiều nước mắt
nước mắt của em
như những dòng suối nhỏ
lách vào suối nguồn là anh
rượi mát


Mùa đông còn sót lại
trong đôi mắt dịu dàng khát khao
của chúng ta.




(TCSH332/10-2016)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.

  • NGUYỄN DUY

    Nhìn từ xa... Tổ Quốc!