LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
Đây đích thực là một cuộc hội ngộ giữa thơ và người. Và niềm xúc động thơ chị mang đến cho người đọc cảm tưởng tính quy ước của thời gian gần như bị phá vỡ, vượt qua. Có lẽ với nghệ thuật thi ca, Nguyễn Tuyết Lộc đã thật sự trở về Huế với tâm hồn đầy ắp cảm xúc của nàng công chúa Tây Hạ ngày đó…
Ban biên tập Tạp chí Sông Hương
NGUYỄN TUYẾT LỘC
Lời của đêm
Những bước chân trên cát
Lặng lẽ sóng xóa tan
Như nỗi buồn muôn đời của biển
Em ca hát
Lang thang...
Nhớ đến anh mỗi sáng
Hơi ấm phà vào cổ đánh thức em
Những nụ hôn của đêm
Ngất ngây từng mi li mét...
Em thích cách anh nhìn em - Lung linh ánh lửa
Em thích cách anh hôn em - Khát đói cảm xúc
Em thích cách anh ôm em - Không có ngày mai
Và khi anh thì thầm bên tai
“Anh yêu em”
Em tan biến trong ái tình đầy ma lực
Bình minh lên
Chiếu từng tia nắng ấm
Đêm vội vã qua
Bóng tối
Miền đất dành cho nỗi nhớ thăng hoa
Giờ chỉ là kỷ niệm
Trong giấc mơ ngọt ngào đầu tiên của đêm
Em thấy mình là chim sơn ca đang khiếu nại
Khi cà trái tim bé nhỏ vào gai nhọn hoa hồng
Đến giọt máu cuối cùng
Không tìm ra hạnh phúc.
Hẹn hò
Những vòng hoa chất đầy gò đất
Những dòng chữ tiếc thương
Anh
Trong đám đông xô bồ, nhốn nháo
Vẫn điềm nhiên
Anh
Người duy nhất biết rõ
Em ngủ một giấc dài
Như mỗi ngày em ngủ
Trong tay anh bình yên
Biết người yêu của mình
Sẽ chu du khắp các hành tinh
Như đã lập trình
Qua vô số vì sao
Đêm đêm cùng em trò chuyện
Khi đối diện
Quả cầu rực hồng
Tiếng cười em ròn rã
Vang vọng giữa thinh không
Tới ngày được phục sinh cùng Chúa
Buổi hẹn hò
Lại váy xống fashion
Miệng hát thánh ca
Mắt môi rạng rỡ
Amen!
Anh lại ru em ngủ
Y như đêm nào
Và âu yếm đánh thức em
Như thể hôm nao
Tình yêu ta bền hơn sự sống
Vượt qua cái chết
Không đếm nổi trùng trùng kiếp kiếp
Chuyện thường tình:
Sinh tử - Tử sinh!
(SH307/09-14)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH