Trang thơ Nguyễn Thanh Hải

15:03 12/10/2018

Bạn đọc hẳn sẽ đặt nhiều dấu hỏi phía sau câu thơ “Là trở về thăm một chuyến sắp đi xa”. Như là sự trở về
nơi hoang vu cõi lòng “thả lên vòm trời đêm một nắm lung linh”, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã thử tưởng đến cuộc trùng phùng với vĩnh cửu.

Ảnh: internet

Chuyến trở về soi chiếu nội tâm qua tia sáng phản từ nỗi đời, chùm thơ dưới đây đưa ta về với những điều thật bình dị và sự trở về ấy chính là lúc ta cúi mình trước mênh mang hoa dại thơm nồng…
Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Cái Bè; từng nhận nhiều giải thưởng thơ trong nước và đã in tập thơ Cúi chiều nhặt sóng (Nxb. Hội Nhà văn, 2013).
Trần Nguyên (gt)



NGUYỄN THANH HẢI

Những bông mưa đã rụng xuống mình

T nói đó là những bông mưa
trổ từ trời xuống
mỗi cây mưa trổ ra nghìn trùng bông trắng


Bữa đó mưa hoài ướt nỗi buồn và Huế
mình không thuộc đất thần kinh nên lạc lối Hoàng thành
chưa kịp trả lời tiếng Huế hay chén chè trưa ngọt?
mà bông mưa đã rụng xuống mình


Những bông mưa ngắm thời gian qua từng Cửu Đỉnh
T sợ mình rồi như gạch đá rêu phong
chưa đi hết chiều đã thấy mênh mông
vĩnh cửu nào mà không đổ xuống


Mình lang thang qua những phiến buồn
qua Cơ Hạ vườn tìm bóng người xưa kinh sử
ngồi xuống Ngọ Môn nghe cung đình nhã nhạc
T nghĩ gì mà cả Huế trầm tư...


Rồi mai mình sẽ thành lữ thứ
trong cuộc trùng phùng hàm chứa những xa xôi
Đàn Nam Giao còn nắng mưa sương khói
còn nhớ những bông mưa buồn T gọi những ngày thương...



Là trở về thăm một chuyến sắp đi xa…

Trở về thăm nỗi buồn của mẹ cặm trên cánh đồng tháng sáu không buồn không cô đơn
mà có buồn có cô đơn cũng chỉ là mênh mông bờ bãi
bởi nhớ thương đã bắt đầu từ những mùa xưa hoa dại
nhớ thương đã bắt đầu từ những đêm mưa vườn mẹ
những ngày nắng đồng cha bắt đầu từ những thênh thang anh dại khờ
và những đồng vọng chị lỡ thì thời con gái…


Cánh đồng hay cánh võng nghĩ gì
cánh võng đưa nôi cánh đồng ru đàn cò non nằm ngủ
đi đâu về đâu vẫn là mình Vĩnh Hựu
chỉ cần mắt nhắm lại thôi là về tới cội nguồn


Không dám nghĩ quê hương như chiếc thìa chiếc muỗng
nhưng mẹ đã mớm ta đầu đời bằng những muỗng nước quê hương
đã đi qua khắc nhớ những con đường
mai này còn trở về úp mặt!


Tội nghiệp bầy kiến kia dù tắm gội muôn hoa cũng không bao giờ cho mật
ngồi mà thương cỏ cú mọc bên chiều
mà nhớ những đêm mưa vườn mẹ những ngày nắng đồng
cha những thênh thang anh dại khờ và những đồng vọng lỡ thì phận chị
trở về thăm nỗi buồn của mẹ
là trở về thăm một chuyến sắp đi xa…



Mới đó đã ngày xưa

Lại dắt hoài niệm quay về những ngày bình dị
còn nhớ không quả đồi có cây rượu trời
(*)
thiên nhiên dọn ra những ngày rượu trời chín
mời mọc mình


lạ quá những ngày mưa nắng cứ làm thinh
mặc lá rượu trời treo gió
thì cứ hiền như cỏ
rượu trời mênh mông mà chẳng chịu mênh mông…


khoảnh khắc trở về thương nhớ cứ bềnh bồng
điều bình dị vẫn còn đọng thơm tho lúc chúng mình cúi xuống…
gió vẫn thì thào phía gió
coi lại mấy lần buồn nói không quan tâm


không quan tâm mà chơi trò rượt đuổi
mười ngón chân đuổi về đâu mải miết


bây giờ ai lại nhắc
mùa rượu trời nào biết được
trời đất tâm huyết gì mà mới đó đã ngày xưa…


--------------
(*) Cây rượu trời: tên gọi khác của cây đoác.



(TCSH355/09-2018)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên

  • Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng

  • Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm

  • Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục

  • Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương

  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan

  • NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng

  • LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại

  • LƯU TRỌNG LƯCó những vườn

  • NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác

  • Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng

  • LTS: Trần Thị Hiền sinh ngày 4-9-1955 tại Bình Trị Thiên. Chị là cây bút nữ có nhiều triển vọng. Thơ Trần Thị Hiền hồn hậu, trong sáng, tinh tế. Chị là người viết nhiều về đề tài lâm nghiệp. Trong hai cuộc thi của Bộ lâm nghiệp, Trần Thị Hiền hai lần được trao giải thưởng.