Bạn đọc hẳn sẽ đặt nhiều dấu hỏi phía sau câu thơ “Là trở về thăm một chuyến sắp đi xa”. Như là sự trở về
nơi hoang vu cõi lòng “thả lên vòm trời đêm một nắm lung linh”, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã thử tưởng đến cuộc trùng phùng với vĩnh cửu.
Ảnh: internet
Chuyến trở về soi chiếu nội tâm qua tia sáng phản từ nỗi đời, chùm thơ dưới đây đưa ta về với những điều thật bình dị và sự trở về ấy chính là lúc ta cúi mình trước mênh mang hoa dại thơm nồng…
Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Cái Bè; từng nhận nhiều giải thưởng thơ trong nước và đã in tập thơ Cúi chiều nhặt sóng (Nxb. Hội Nhà văn, 2013).
Trần Nguyên (gt)
NGUYỄN THANH HẢI
Những bông mưa đã rụng xuống mình
T nói đó là những bông mưa
trổ từ trời xuống
mỗi cây mưa trổ ra nghìn trùng bông trắng
Bữa đó mưa hoài ướt nỗi buồn và Huế
mình không thuộc đất thần kinh nên lạc lối Hoàng thành
chưa kịp trả lời tiếng Huế hay chén chè trưa ngọt?
mà bông mưa đã rụng xuống mình
Những bông mưa ngắm thời gian qua từng Cửu Đỉnh
T sợ mình rồi như gạch đá rêu phong
chưa đi hết chiều đã thấy mênh mông
vĩnh cửu nào mà không đổ xuống
Mình lang thang qua những phiến buồn
qua Cơ Hạ vườn tìm bóng người xưa kinh sử
ngồi xuống Ngọ Môn nghe cung đình nhã nhạc
T nghĩ gì mà cả Huế trầm tư...
Rồi mai mình sẽ thành lữ thứ
trong cuộc trùng phùng hàm chứa những xa xôi
Đàn Nam Giao còn nắng mưa sương khói
còn nhớ những bông mưa buồn T gọi những ngày thương...
Là trở về thăm một chuyến sắp đi xa…
Trở về thăm nỗi buồn của mẹ cặm trên cánh đồng tháng sáu không buồn không cô đơn
mà có buồn có cô đơn cũng chỉ là mênh mông bờ bãi
bởi nhớ thương đã bắt đầu từ những mùa xưa hoa dại
nhớ thương đã bắt đầu từ những đêm mưa vườn mẹ
những ngày nắng đồng cha bắt đầu từ những thênh thang anh dại khờ
và những đồng vọng chị lỡ thì thời con gái…
Cánh đồng hay cánh võng nghĩ gì
cánh võng đưa nôi cánh đồng ru đàn cò non nằm ngủ
đi đâu về đâu vẫn là mình Vĩnh Hựu
chỉ cần mắt nhắm lại thôi là về tới cội nguồn
Không dám nghĩ quê hương như chiếc thìa chiếc muỗng
nhưng mẹ đã mớm ta đầu đời bằng những muỗng nước quê hương
đã đi qua khắc nhớ những con đường
mai này còn trở về úp mặt!
Tội nghiệp bầy kiến kia dù tắm gội muôn hoa cũng không bao giờ cho mật
ngồi mà thương cỏ cú mọc bên chiều
mà nhớ những đêm mưa vườn mẹ những ngày nắng đồng
cha những thênh thang anh dại khờ và những đồng vọng lỡ thì phận chị
trở về thăm nỗi buồn của mẹ
là trở về thăm một chuyến sắp đi xa…
Mới đó đã ngày xưa
Lại dắt hoài niệm quay về những ngày bình dị
còn nhớ không quả đồi có cây rượu trời(*)
thiên nhiên dọn ra những ngày rượu trời chín
mời mọc mình
lạ quá những ngày mưa nắng cứ làm thinh
mặc lá rượu trời treo gió
thì cứ hiền như cỏ
rượu trời mênh mông mà chẳng chịu mênh mông…
khoảnh khắc trở về thương nhớ cứ bềnh bồng
điều bình dị vẫn còn đọng thơm tho lúc chúng mình cúi xuống…
gió vẫn thì thào phía gió
coi lại mấy lần buồn nói không quan tâm
không quan tâm mà chơi trò rượt đuổi
mười ngón chân đuổi về đâu mải miết
bây giờ ai lại nhắc
mùa rượu trời nào biết được
trời đất tâm huyết gì mà mới đó đã ngày xưa…
--------------
(*) Cây rượu trời: tên gọi khác của cây đoác.
(TCSH355/09-2018)
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.
NGUYỄN DUY
Nhìn từ xa... Tổ Quốc!