NGUYỄN HỮU PHÚ
Nguyễn Hữu Phú sinh năm 1982, hiện ở đảo Song Tử Tây - huyện đảo Trường Sa - Khánh Hoà, dạy học và làm thơ ở đó.
Tác giả Nguyễn Hữu Phú - Ảnh: Báo Lao Động
Trước đây, những bài thơ của Nguyễn Hữu Phú gửi Sông Hương được thai nghén giữa suy tư thời cuộc. Những bài thơ dưới đây, có bài được tác giả sáng tác lúc đi ra đảo Trường Sa, ngang qua Nhà giàn DK1 giữa cơn áp thấp nhiệt đới. Những câu chuyện của lính đảo khiến nhà thơ xúc động. Và những bài thơ khác, là những cảm xúc dâng trào trước hình ảnh những người lính đứng gác bên bờ biển giữa cơn bão, sóng lên cao quá bốn mét vẫn cầm chắc tay súng, canh giữ biên cương, tất cả vì Tổ quốc thân yêu.
Những bài thơ thô ráp mang vị mặn mòi của biển, hướng đến những gì thiêng liêng nên không hề làm dáng.
Xin giới thiệu chùm thơ của Nguyễn Hữu Phú, vừa gửi về Sông Hương từ Trường Sa thân yêu.
Những nụ cười sừng sững
mênh mông trùng khơi sóng nước
những ngôi nhà giàn DK1 chênh vênh giữa biển khơi
trong vô vàn gian nan khắc nghiệt
các anh vẫn bám trụ chủ quyền
“những ngôi nhà giàn DK1 được ví như những đôi mắt thần canh giữ biển quê hương
người lính hải quân luôn tự hào mình là người con của biển”
luôn tự hào dòng máu Lạc Hồng trong tim cuộn chảy
luôn tự hào mình là chiến sĩ Trường Sa
những lúc gặp bão táp mưa giăng
ngôi nhà giàn DK1 rung lên bần bật
các anh di chuyển bằng dây thừng lên xuống
bao ngọn sóng cao quất vào ướt loi ngoi
vào mùa khô thì riết rao tiết kiệm
mỗi người chỉ được cấp 5 lít nước ngọt trong tuần
các anh ngồi tắm vào thau rồi lấy nước đó tưới rau chăm bón
có nhiều lúc tắm gió lúc vừa huấn luyện xong
lính nhà giàn DK1 trăm bề thiếu thốn
nhưng các anh vẫn rạn rỡ nụ cười
vì quê hương
vì biển trời Tổ quốc.
Trường Sa... mưa
biển dập dềnh trên nhành san hô trắng
từng con sóng rì rào vỗ vào ghềnh đá rêu phong
bao thương nhớ anh gửi vào trong gió
mang đến em hơi thở nồng nàn
Trường Sa mùa này trời bắt đầu mưa
chiếc áo ấm em đan anh mặc đủ vừa
vừa đủ yêu thương
vừa đủ hơi ấm
vừa đủ mặn mòi trong chiều se gió đầu thu
hôm chia tay
em thì thầm bên thềm chớm đêm buông
bữa ấy anh vụng về lóng ngóng
hương hoa bưởi trong ngần dìu dịu
ánh mắt em sáng hơn cả vầng trăng
cơn mưa đầu mùa đốt cháy tim anh...
Những ngọn sóng Trường Sa
những con sóng phả đầu ngọn gió
anh vẫn hiên ngang đứng gác giữa trùng khơi
không quản ngày đêm canh giữ biển trời
quên thân mình vì bình yên Tổ quốc
lính hải quân muôn vàn thiếu thốn
thiếu cả về vật chất lẫn tinh thần
nhưng không vì thế mà sờn lòng nhụt chí
súng chắc trong tay
trừng mắt sa trường
giữa bốn bề mênh mông sóng nước
anh làm bạn với bão táp phong ba
anh làm bạn với biển cả san hô
anh làm bạn với gió sương nắng cháy
những lúc nhớ
về em chỉ gặp nhau qua vài dòng tin nhắn
với người thân chỉ nói được đôi câu
chuyện riêng tư anh gác lại mai sau
vì Trường Sa chưa bao giờ ngơi nghỉ(*)
những con sóng phả đầu ngọn gió
anh vẫn hiên ngang bám đảo kiên cường.
-------------
(*) Lời trong bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”
(SHSDB31/12-2018)
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử
Huỳnh Minh Tâm - Pháp Hoan- Ng.H.Dao Trì - Trần Võ Thành Văn - Trần Quốc Toàn - Lê Vi Thủy