LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
Ngô Thị Hạnh là giọng thơ nữ có bản sắc riêng hiện nay. Chị đã xuất bản các tập thơ Vang vọng, Rơi ngược, Nắng từ những ngón chân, Dòng sông tình mẹ (Audio thơ) và mới nhất là Thơ tình với Sài Gòn (Nxb. Thanh Niên, 2014). Nhà thơ cũng đã xuất bản nhiều tập truyện ngắn: Hòn bi vỡ, Khúc hát giờ kẹt xe, Ba con mèo cài hoa phượng. Hiện Ngô Thị Hạnh đang sống và làm sách, làm phim ở TP HCM.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của chị.
NGÔ THỊ HẠNH
Tắm trắng cùng tánh linh
Đắm mình trong phố nhỏ ngõ nhỏ
những hàng quà thoát xác có dáng mẹ tảo tần
đảnh lễ tổ tiên những gương mặt lạ quen
nghìn năm dấu yêu xa cách
xác thân thoát tục
tắm trắng nhuốc nho một thuở quên về...
em lạy tạ sen hồng sen trắng
Phủ Tây hồ nghi ngút khói hương
lạy tánh linh cùng Thánh Mẫu xót thương
nâng bước chân này
nguôi xót đắng
hương sen ngọt cả kiếp người
đủ nồng nàn để gọi tên những cây cầu khi tuyệt vọng
Thăng Long xưa che chở giấc khuê vàng
đắm mình trong phố nhỏ ngõ nhỏ
giáp mặt cội nguồn
trong vắt nắng đầu thu
mùa này sen nở
mùa nào mẹ cũng nhớ thương
mùa này hương cốm tỏa
mùa nào bà cũng mong con cháu về...
đắm mình trong phố nhỏ ngõ nhỏ
gọi tên đất nước
viên gạch đượm máu người đã sống
khát cùng thắp lửa bình minh
đắm mình trong phố nhỏ ngõ nhỏ
soi sáng tâm này bởi tánh linh.
Tây Hồ, Hà Nội tháng 8 năm 2010
Mưa phố
Những giọt mưa từ ngực em xuyên qua ngực anh nồng ấm
Cùng từng giọt tí tách cười...
ánh cười chạm vào người mẹ mang quang gánh
chào hàng dưới mưa ngoài cửa kính
lưng còng cõng nỗi mưu sinh nghìn tuổi
sự hy sinh này mưa có hiểu được không
Những giọt mưa từ ngực người mẹ xuyên qua trái tim con lạnh giá
mòn mỏi đợi chờ một cái ngoắc tay
mưa giăng phố
nơi nào hơi ấm tình con
Những giọt mưa chảy vào nỗi nhớ em
xuyên qua vùng trời vàng rực đến bên cầu ao nơi mẹ giặt áo hôm
nào
tấm thân mỏng dưới đáy ao khao khát
mẹ đợi cha về đau từng cọng cỏ khô
Thức tỉnh nơi em những giọt mưa buốt đắng
tình mẹ sâu thẳm trào dâng
ngày mưa dứt hững hờ em giữa phố
trống rỗng nồng nàn mẹ vẫn gánh hàng qua.
Đối diện
Tôi ngồi xuống và viết viết viết
nước mắt nước mắt một lít nước mắt
chẳng có một tôi nào ngồi đó
mọi thứ như không - mềm nhũn nhũn nhũn
như rong biển như mây mùa mưa
chẳng có một tôi nào ngồi đó
không điều khiển được mình
Tôi nằm xuống và yêu yêu yêu
nỗi nhớ thân xác nỗi nhớ mất xác
mê sảng tan chảy
thứ rượu đỏ không thể ngừng uống
thứ độc dược không thể ngưng uống
không làm chủ được mình
nô lệ mãnh lực lập trình của quỷ
Tôi rơi xuống và đau đau đau
sự huyễn hoặc bản thân bắt đầu kết thúc
nỗi đau nát tan cát bỏng bàn chân
ý nghĩ vượt ngục vượt tường vượt thác
tôi không còn là tôi
chấp nhận giải phẫu ý thức
Chấp nhận đau như vậy
liệu có thoát kiếp nô lệ chính mình?
Sài Gòn, tháng 10/2012
(SH306/08-14)
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung