Nghiệm về sự chết qua từng nhịp thở mong manh, không dễ ai cũng lặng chừng thấu cảm. Người thơ thấy bóng đêm khi vầng dương rạng rỡ và cái đầu nghiêng hẳn về một giấc mơ.
Tác giả trẻ Đặng Thiên Sơn soi vào tưởng tượng hầu tìm kiếm bản thể khác của đời sống, lặng lẽ như tiếng dế đêm thâu, như ánh sáng đom đóm chiếu xuống tuyền đường ký ức.
Sử Khuất giới thiệu
ĐẶNG THIÊN SƠN
Buổi sáng biến mất
Buổi sáng đang chết dần vì ngộ độc gió
chỉ thương cho những người ngồi đón buổi trưa
không biết rằng thời gian đã biến mất.
Buổi sáng chết rồi là có thật
người ta chở nỗi buồn trắng muốt khoang xe
băng qua những nấm đất sè sè
chẳng còn ai nghe buổi sáng nói gì
dù là một câu rất khẽ.
Ơ kìa đàn chim se sẻ
mổ ngày rách toác thế kia…
Buổi sáng không còn như ngày xưa cũ!
Nghĩa địa đêm
Đom đóm thắp đèn
mùi khét trang phục người chết…
tôi gối đầu lên cỏ non nghĩ ngợi
trăng nằm sâu dưới đáy đỉnh trời
Những người chết đang đi chơi
họ không trông thấy tôi
nên cứ hồn nhiên bàn tán
những câu chuyện oan ức trên trần gian
họ mang xuống tận tuyền đường
Người già đang sảy gạo đen
trẻ con đua thuyền, đua ngựa
thanh niên đi tuần âm phủ
ngửi phải mùi mồ hôi người sống
vung gậy phạt chan chát
tôi lăn qua lăn lại mấy vòng
Nghĩa địa đêm
nằm gối đầu lên chân mộ
những linh hồn trôi qua tròng mắt
nhẹ như những tấm lụa trắng phất phơ
ngỡ chạm vào tan biến.
Trong hố cầu thang 1
Đang đuối giữa tòa nhà
Lạnh toát
Hố cầu thang sao hun hút thế này?
Cánh cửa không mở ra
Cánh cửa đã đóng rồi
Chuông báo khẩn cấp không hoạt động
Telephone không hoạt động.
Không có ai đi cùng tôi trong chuyến cabin định mệnh này.
Cái khoang bé nhỏ này
Ta còn thở được mấy giờ
Còn mấy giờ để sống
Còn kịp làm gì không...?
Mấy mươi năm trôi qua ngoài kia thật là vô nghĩa.
Không có rượu ở đây
(TCSH341/07-2017)
NGUYỄN MINH KHIÊM
NGUYỄN HƯNG HẢI
LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017).
Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Hoàng Thọ - Hoa Nguyên - Trần Đức Tín - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Thanh - Mai Diệp Văn - Lưu Xông Pha
Đinh Hạ - Vũ Tư
NGUYỄN TRỌNG TẠO
TỪ HOÀI TẤN
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN PHẤN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Trương Đăng Dung - Hồ Thế Hà - Đông Hà - Phạm Nguyên Tường - Trần Ngọc Trác - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Man Kim - Hà Duy Phương - Phan Trung Thành - Hường Thanh - Lâm Hạ - Vũ Thiên Kiều - Trần Thị Tường Vy - Lê Vĩnh Tài - Bạch Diệp - Nguyễn Văn Vũ - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Hạnh Ngộ - Nguyễn Hữu Trung - Phan Lệ Dung - Trương Đình Phượng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Tất Hanh - Ngàn Thương - Phạm Quyên Chi - Anh Thư
THÁI KIM LAN
TRẦN VẠN GIÃ
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
LƯƠNG NGỌC AN
Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
SƠN TRẦN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG