Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu báo cao hoạt động Quỹ giai đoạn 2016 -2020
Hoạt động hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và Báo chí chất lượng cao, đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành từ năm 2004 và tiếp tục cho đến hôm nay. Chương trình hỗ trợ này được xem là nguồn động lực cho đội ngũ văn nghệ sĩ trong cả nước nói chung và văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế nói riêng, nhằm nâng cao năng lực sáng tạo, góp phần một cách có hiệu quả trong công cuộc cùng với cả nước chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Đến nay, chương trình hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật của Chính phủ đã trải qua 04 giai đoạn, 2 giai đoạn từ 2004 - 2006; 2007 - 2010, 2011 -2015 và 2016 -2020.
Trong hai giai đoạn đầu (2004- 2006; 2007 - 2010), hoạt động hỗ trợ sáng tạo trong chừng mực, thiếu tính hệ thống và sự quán xuyến chung từ Trung ương đến các địa phương. Mặt khác, do nguồn kinh phí được hỗ trợ của thời kỳ này cho các địa phương cũng không nhiều, chính sách hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Đến giai đoạn 2011 - 2015, từ những định hướng và chủ trương của Nghị quyết 23/NQ-TW, hoạt động hỗ trợ sáng tạo dần đi vào nề nếp. Từ năm 2016 cho đến nay, hoạt động hỗ trợ sáng tạo đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tạo động lực sáng tạo cho văn nghệ sĩ tỉnh nhà.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị |
Tại Hội nghị, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT.Huế - Trưởng Ban Quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo khẳng định: Hoạt động hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật của tỉnh nhà giai đoạn 2016 - 2020 được sự quan tâm đúng mức, cấp thiết thông qua các chính sách của Chính phủ, các văn bản pháp luật có tính chủ trương, hướng dẫn thực hiện. Thời gian qua, hoạt động hỗ trợ sáng tạo đã dần đi vào nề nếp, mang lại những hiệu quả tích cực. Giai đoạn qua, Trung ương có thông báo nguồn kinh phí được hỗ trợ cho cả giai đoạn cho các địa phương; có tổ chức tập huấn cho các bộ máy quản lý (Chủ tịch, Chánh Văn phòng, phụ trách Kế toán) của các Hội chuyên ngành Trung ương và các Hội VHNT địa phương vào đầu giai đoạn; có hướng dẫn xây dựng quy chế từ cấp Trung ương đến địa phương; tính nội dung, đề tài để hỗ trợ sáng tạo có định hướng cụ thể. Bên cạnh đó, Trung ương còn thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành để chấn chỉnh, uốn nắn việc thực hiện Quỹ hỗ trợ sáng tạo tại nhiều địa phương... Trên cơ sở đó, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế kể từ khi tiếp nhận nguồn Quỹ hỗ trợ sáng tạo của Chính phủ đã triển khai một cách nghiêm túc và có hiệu quả thiết thực.
Giai đoạn vừa qua, Ban điều hành quản lý Quỹ hỗ trợ sáng tạo của Liên hiệp các Hội VHNT đã triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế. Căn cứ vào thực tế của từng hội chuyên ngành để có sự phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ tương đối hợp lý, được đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương đánh giá sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ sáng tạo đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật đã kích thích nguồn năng lượng sáng tạo cho hội viên và tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ say mê sáng tạo. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ sáng tạo cho tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã bổ khuyết những thiếu thốn, khó khăn trong cơ chế thị trường đang dần chi phối cũng như cản trở những hoạt động nghệ thuật. Về mặt chất lượng, trong số những tác phẩm được hỗ trợ sáng tạo thời gian qua, nhiều tác phẩm, công trình được nhận giải thưởng hàng năm của Liên hiệp hội, từng đạt giải thưởng VHNT Cố đô, giành được các giải thưởng của các hội chuyên ngành Trung ương.
Hội nghị cũng đã đề xuất, kiến nghị để tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả của việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, Ban Quản lý Quỹ đã đề xuất tổ chức hội thảo về hoạt động của Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật có quy mô cả nước. Qua đó, các hội địa phương có thể thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo sự đổi mới, đột phá, chủ động cùng với các lĩnh vực khác để góp phần xây dựng và phát triển đất nước; Đề nghị cập nhật thông tin, chính sách cũng như đăng tải các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật trên Trang thông tin điện tử Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam, Diễn đàn Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam để Ban Quản lý Quỹ các Hội địa phương nắm bắt kịp thời các thông tin, chính sách và tham gia các sinh hoạt chuyên môn; Bổ sung và hoàn thiện hệ thống Quy chế quản lý, sử dụng nguồn Hỗ trợ sáng tạo của Chính phủ trong giai đoạn mới, lấy đó làm cơ sở để Ban Quản lý Quỹ các Hội địa phương thực hiện đúng chủ trương, chính sách và thuận lợi trong việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn Hỗ trợ sáng tạo của địa phương trong giai đoạn 2020 - 2025; Đề nghị Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam bổ sung thêm kinh phí cho Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật cho trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương Anh
Đến 19h30 hôm nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đã tìm thấy thi thể 13 thành viên trong đoàn công tác gặp nạn tại Trạm bảo vệ rừng 67.
Trong chiều 14 đến sáng 15-10, tại hiện trường vụ sạt lở núi ở thủy điện Rào Trăng 3, và Trạm bảo vệ rừng 67 (thuộc sơn phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ vẫn đang được huy động tăng cường để nỗ lực đào bới, tìm kiếm người mất tích.
Thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa thông tin về việc triển khai triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Chiều ngày 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng 11/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với mưa lũ tại điểm thấp trũng của huyện Phong Điền.
Sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác ứng phó lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tiếp tục chỉ đạo các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không để một ai bị thiếu đói, tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hoạt động sản xuất.
Trước tình hình mưa lớn khiến địa bàn tỉnh ngập lụt trên diện rộng, trong đó nhiều vùng thấp trũng ngập sâu trong lũ, chiều ngày 11/10, Đoàn cứu trợ gồm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định; Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh và các lực lượng chức năng đã đến thăm và trao lương thực cứu trợ cho người dân vùng lũ.
Sáng ngày 08/10, tại UBND tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội- Huế- Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc- nhìn từ các đô thị văn hiến”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm kết nghĩa của ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
- Về xây dựng văn hóa trong chính trị - Nguyễn Thái Sơn
- Hội Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên - Dương Phước Thu
- Ảnh hưởng thơ Tố Hữu đến đời thơ của tôi - Lê Tuấn Lộc
Ngày 5 tháng 10, Facebook cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khởi động chương trình hợp tác “Ứng dụng kinh tế nền tảng số trong phát huy tiềm lực đô thị di sản và đổi mới sáng tạo”.
Sáng ngày 3/10, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo " Văn hoá Huế: nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển".
Chiều 2/10, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Sáng ngày 02/10, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng 02/10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng ngày 02/10, Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức buổi lễ Khánh thành Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ - huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 1/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “ Việt Nam quê hương tôi”.
Chiều ngày 27/9, tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch). Tham dự có Nhà thơ lê Tấn Quỳnh – Phó chủ tịch thường trực Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng 23/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 năm 2021.