Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ phát biểu tại buổi tọa đàm
Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển tiềm lực KH&CN, đẩy mạnh nghiên cứu - thử nghiệm, phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… Ngành KH&CN với vai trò quản lý nhà nước đã xác định nhiều chương trình hành động, đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn Tỉnh. Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN, ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ như chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Đề án Phát triển hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... Các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn Tỉnh đã bám sát, phục vụ các yêu cầu thực tiễn, từng bước nâng cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là trong các ngành y dược, và giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn. Các kết quả đạt được đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; từng bước gia tăng hàm lượng KHCN trong các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Huế, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
|
Trao tặng Kỷ niệm chương của Bộ trưởng Bộ KH&CN “Vì sự nghiệp KH&CN Việt Nam” cho các nhà khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ nhấn mạnh: Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ngành KH&CN đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là nhu cầu ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, sứ mệnh của ngành KH&CN phải luôn đồng hành cùng với các ngành kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực trực tiếp và mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quan điểm phát triển ngành KH&CN trong thời gian tới trước hết phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các nhiệm vụ KH&CN phải gắn với nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Phát triển KH&CN phải hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động ứng dụng KH&CN sang khu vực Doanh nghiệp. Ứng dụng KH&CN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chuỗi giá trị, gắn với phát huy giá trị tài sản trí tuệ và thúc đẩy thị trường KH&CN. Thông qua hoạt động quản lý nhà nước, nhà nước tạo ra nền tảng, cơ chế cho việc ứng dụng KH&CN, Doanh nghiệp và tổ chức KH&CN đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
|
Trong thời gian tới, Sở Khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin và chuyển đổi số; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực, công nghệ ưu tiên, có khả năng ứng dụng cao. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, Phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế KH&CN; xây dựng và vận hành có hiệu quả các hệ sinh thái thông minh. Đồng hành, xây dựng Đại học Huế trở thành trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của khu vực Đông Nam Á; Phát triển Viện Công nghệ sinh học trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung; hình thành và từng bước hoàn thiện Khu Công nghệ cao; đầu tư xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung và nhiều thiết chế KHCN đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ. Phát triển KH&CN theo cơ chế thị trường, hướng trọng tâm vào doanh nghiệp. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của hoạt động ứng dụng KH&CN và ĐMST. Kiến tạo môi trường thuận lợi nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, khai thác sáng chế, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Sau buổi tọa đàm đã diễn ra Hội thảo khoa học “Thừa Thiên Huế - Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa để phát triển bền vững".
Phương Anh
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (TP Huế) đã diễn ra triển lãm chuyên đề “Một số lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế”. Hoạt động nhằm kỉ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022). Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2022), chiều ngày 23/11, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã triển lãm mỹ thuật chủ đề “Làng cổ Phước tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình”.
Chiều ngày 22/11/2022, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 18/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra buổi triển lãm “ Ngẫu Liên trên giấy” của họa sĩ Phan Hải Bằng.
Tối ngày 15/11, tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các trường Đại học, Cao đẳng và các tác giả đạt giải tại hội thi.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Sáng ngày 13/11, Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ((1822-1888), UBND Huyện Phong Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Di sản Văn hóa gia tộc cụ Đồ Chiểu tại quê hương Bồ Điền, xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng ngày 12/11 tại thành phố Huế đã diễn ra Diễn đàn "Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế". Tham dự diễn đàn có Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lê Phúc; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở kinh doanh, phục vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh...
Chiều ngày 11/11, tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế.
Ngày 10/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 8/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip “Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước” năm 2022.
Sáng 06/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức trao giải Hội thi “Trường học xanh, sạch, sáng, bốn mùa hoa” và chương trình làm túi giấy thân thiện môi trường năm 2022.
Ngày 6/11, Quỹ Giáo dục Huế hiếu học tổ chức trao 285 suất học bổng với tổng kinh phí 689 triệu đồng cho sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn tỉnh.
Sáng 06/11, tại Lan Viên Cố Tích (120 Nguyễn Phúc Nguyên- TP Huế), Vietnam Design Group, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” của GS.TS Thái Kim Lan.
Sáng 05/11, tại Di Luân Đường - Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế đã diễn Lễ khai trương triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022-Designd by Việt Nam.
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế và tuyên dương sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Miền Trung - Tây Nguyên.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác về “nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế” giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 1/11, thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết, Hãng đấu giá Millon đã đồng thuận đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá. Hiện Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và một số Bộ, ngành, tổ chức cá nhân huy động nguồn lực nhằm "hồi hương" kim ấn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế vừa có buổi kiểm tra thực tế Công viên Thiên An (khu vực hồ Thủy Tiên) vào ngày 31/10/2022.