Chiều ngày 21/11, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi tọa đàm "Thơ Ngô Minh" nhân ngày giỗ đầu nhà thơ.
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Sông Hương - Chủ tịch Hội Nhà văn phát biểu tại buổi tọa đàm
Nhà thơ Ngô Minh tên thật Ngô Minh Khôi, sinh ngày 10-9-1949, quê quán ở làng Thượng Luật, xã Ngư Thuỷ Trung, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội tháng 9-1972, đi bộ đội ngày 25-9-1972, vào miền Đông Nam Bộ tháng 4-1973, Ban Chính trị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7; làm bản tin Ba Vì của trung đoàn, quân hàm trung sĩ. Tháng 6-1976, ông ra quân, về Huế làm Trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung và nghỉ hưu ở tại 11/73 Phan Bội Châu - TP Huế. Ông mất ngày 3-12 năm 2018 ( 27 tháng 11 Mậu Tuất), hưởng thọ 69 tuổi.
![]() |
Nhà thơ Hồ Thế Hà phát biểu cảm nhận về Thơ Ngô Minh |
Ông là tác giả 27 đầu sách gồm thơ, tiểu luận phê bình, tản văn…cũng là tác giả hàng nghìn bài báo công bố trên các tờ báo lớn như: Nhân dân, Văn nghệ, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Lao Động, Công An Nhân dân… Là công tác viên tích cực của Tạp chí Sông Hương, Báo Thừa Thiên Huế…
Tại buổi tọa đàm, văn nghệ sĩ Huế đã dành những tình cảm yêu mến, bằng những chia sẻ về thơ, về đời của cố nhà thơ Ngô Minh.
Theo nhà thơ Hồ Thế Hà, “Thơ Ngô Minh là một hành trình sáng tạo không mệt mỏi của một hồn thơ da diết với đời”.
![]() |
Nhà thơ Mai Văn Hoan chia sẻ về thơ Ngô Minh tại buổi tọa đàm |
Nhà thơ Mai Văn Hoan chia sẻ: “Ngô Minh không chỉ sống với quá khứ, anh còn sống với hiện tại. Hiện tại đang đặt ra bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu vấn đề, do vậy thơ anh viết về hiện tại đầy băn khoăn, trăn trở của một người có trách nhiệm, một người từng góp xương máu mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho đất nước. Trong thơ anh “có ngày vui hiên nắng”; nhưng cũng có cả “ngày buồn vườn mưa”. Mưa - từ lâu đã trở thành nguồn đề tài độc đáo trong những bài thơ viết về Huế. Từng dầm trong mưa Huế gần ba chục năm nay, vì vậy Ngô Minh rất hiểu thế nào là mưa Huế. Các câu thơ cứ kéo dài ra nối tiếp nhau như những trận mưa dai dẳng, triên miên. Mưa Huế trở thành trường liên tưởng đan xen: giữa thực và mộng, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ... Tất cả ẩn hiện, chập chờn trong mưa Huế, tạo thành bản giao hưởng: khi trầm lắng khi sôi nổi, khi gấp gáp khi chậm rãi khoan thai.
![]() |
Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự buổi tọa đàm |
"Trong thơ Ngô Minh người đọc bắt gặp nhiều phác thảo chân dung của một số nhà văn, nhà thơ, chân dung bạn bè và cả chân dung tự họa của chính anh. Những bài thơ thế sự của Ngô Minh chiếm được nhiều cảm tình của độc giả. Thơ anh chính là máu thịt của cuộc đời", Nhà thơ Mai Văn Hoan cho biết thêm.
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:
![]() |
Nhà thơ Tô Nhuận Vỹ chia sẻ về thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhạc sĩ Lê Phùng thể hiện ca khúc "Tiếng chuông chùa trên đảo Trường Sa" được phổ nhạc từ thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhà thơ Đông Hà xúc động chia sẻ những kỷ niệm với cố nhà thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà tăng hoa cho con trai cố nhà thơ Ngô Minh
|
![]() |
Phương Anh
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi, TP. Huế), Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày, lấy ý kiến các phác thảo tượng về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (TP Huế) đã diễn ra triển lãm chuyên đề “Một số lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế”. Hoạt động nhằm kỉ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022). Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2022), chiều ngày 23/11, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã triển lãm mỹ thuật chủ đề “Làng cổ Phước tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình”.
Chiều ngày 22/11/2022, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 18/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra buổi triển lãm “ Ngẫu Liên trên giấy” của họa sĩ Phan Hải Bằng.
Tối ngày 15/11, tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các trường Đại học, Cao đẳng và các tác giả đạt giải tại hội thi.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Sáng ngày 13/11, Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ((1822-1888), UBND Huyện Phong Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Di sản Văn hóa gia tộc cụ Đồ Chiểu tại quê hương Bồ Điền, xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng ngày 12/11 tại thành phố Huế đã diễn ra Diễn đàn "Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế". Tham dự diễn đàn có Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lê Phúc; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở kinh doanh, phục vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh...
Chiều ngày 11/11, tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế.
Ngày 10/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 8/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip “Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước” năm 2022.
Sáng 06/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức trao giải Hội thi “Trường học xanh, sạch, sáng, bốn mùa hoa” và chương trình làm túi giấy thân thiện môi trường năm 2022.
Ngày 6/11, Quỹ Giáo dục Huế hiếu học tổ chức trao 285 suất học bổng với tổng kinh phí 689 triệu đồng cho sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn tỉnh.
Sáng 06/11, tại Lan Viên Cố Tích (120 Nguyễn Phúc Nguyên- TP Huế), Vietnam Design Group, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” của GS.TS Thái Kim Lan.
Sáng 05/11, tại Di Luân Đường - Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế đã diễn Lễ khai trương triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022-Designd by Việt Nam.
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế và tuyên dương sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Miền Trung - Tây Nguyên.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác về “nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế” giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 1/11, thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết, Hãng đấu giá Millon đã đồng thuận đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá. Hiện Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và một số Bộ, ngành, tổ chức cá nhân huy động nguồn lực nhằm "hồi hương" kim ấn.