Tình hình triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3

14:30 14/10/2020

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa thông tin về việc triển khai triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.

Hiện trường khu vực thủy điện từ trên cao. Ảnh: internet

Sau khi nhận được tin báo của người dân vào lúc 12h ngày 12/10/2020 về sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ Tư lệnh Quân khu 4 vàUBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đi kiểm tra, khảo sát để xác minh, kiểm tra thông tin và có phương án cứu hộ cứu nạn kịp thời, đoàn gồm có 21 người.

Tối ngày12/10/2020, trên đường di chuyển đến hiện trường, đoàn đã tạm nghĩ tại Trạm quản lý bảo vệ rừng 67.Vào lúc 24h00 ngày 12/10/2020xảy ra sự cố sạt lở tại khu vực đoàn đang tạm nghỉ, có 8 người thoát ra khỏi khu vực sạt lở, còn 13 người hiện tại mất tích, chưa liên lạc được.

Trực thăng thả hàng cứu trợ đến điểm sạt lở (Ảnh internet)


Theo thông tin nhận được lúc 05h00 ngày 13/10/2020,sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã làm 17 công nhân mất tích. Nhằm triển khai công tác cứu hộ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp vớiBộ Tư lệnh Quân khu 4 thành lập Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại khu vực các nhà máy thủy điện trên sông Rào Trăng và đường 71 tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chíTrung tướng Nguyễn Doãn Anh - Tư lệnh Quân khu 4 làm Trưởng ban và đồng chí Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm Phó Trưởng ban để chỉ đạo công tác triển khai tìm kiếm cứu nạn,đồng thời thiết lập Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền; đã huy động mọi lực lượng, phương tiện xe cơ giới, xuồng máy, lực lượng y tế,... với mục tiêu nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ tai nạncủa Đoàn công tác và tiếp cận nhà máy thủy điện Rào Trăng 4để sớm cứu người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm.

Phi công bàn phương án cứu hộ trên trực thăng. Ảnh: Trần Hoài


Sáng ngày 13/10/2020, hướng tổ trinh sát của công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng xuồng cao tốc di chuyển trên lòng hồ Thủy điện Hương Điền và đã tiếp cận được với Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4, đã tiếp ứng lương thực thực phẩm và đưa 5 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Hướng thứ 2 đã sử dụng các phương tiện cơ giới khẩn trương mở đường từ xã Phong Xuântheo đường 71 đến khu vực bị nạn,tuy nhiên do mưa lớn, tuyến đường này có nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng cần giải phóng tuyến nên chưa thể tiếp cận được vị trí gặp nạn. Lực lượng cứu hộđang tiếp tục triển khai các phương án để nhanh chóng tiếp cận khu vực bị nạn và ứng cứu trong thời gian sớm nhất.

Chiều ngày 13/10/2020, Đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Trịnh Đình Dũng - Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu cùng với đồng chíNguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Trung tướng Nguyễn Tân Cương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã vào làm việc với Ban Chỉ huy để kiểm tra tình hình và chỉ đạo trực tiếp công tác tìm kiếm cứu nạn.

Một số công nhận đã được đưa ra khỏi thủy điện và cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Bình Điền


Sáng ngày 14/10, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã họp để tiếp tục triển khai các phương án cứu hộ cứu nạn tại các điểm sạt lở tại khu vực các thủy điện thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền; Ban chỉ huy yêu cầu các lực lượng tranh thủ thời tiết nắng ráo để triển khai các biện pháp, phương tiện cứu hộ đảm bảo tiếp cận mục tiêu một cách sớm nhất và an toàn nhất.
Mục tiêu tiếp cận để tìm kiếm cứu nạn cứu hộ là trạm tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 và Thủy điện Rào Trăng 3, 4 và Thủy điện A Lin B1, B2. Hướng cứu hộ tiếp cận từ 3 mũi: đường không (máy bay trực thăng), đường thủy và đường bộ. Dự kiến cuối giờ sáng nay, hướng tiếp cận đường bộ sẽ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ, cứu nạn điểm sạt lở tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp triển khai đảm bảo thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.

Công tác cứu hộ cứu nạn hiện đang được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ với quyết tâm trong ngày hôm nay đưa các nạn nhân ra khỏi các điểm sạt lở.

 

 

PV

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.

  • Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy. 

  • Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013.. 

  • Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

  • Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ. 

  • Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền. 

  • Dân làng vẫn truyền tai nhau tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống, nhưng sau một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đoàng, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, ...

  • Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.

  • Đi từ Cha Lịnh, Mù Nú qua Khe Liềm (TT- Huế), nơi đâu cũng thấy dấu chân của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm cắt rừng lội suối, bảo vệ những cánh rừng xanh của thượng nguồn Hương Giang, Ô Giang. 

  • Nếu có dịp dạo chơi trên con đường Kim Long thênh thang, lộng gió; sau khi ghé thăm lăng tẩm, thưởng thức món bánh ướt nổi tiếng xứ Huế bạn đừng quên dừng chân ghé lại trà thất Kim Long-chỉ đơn giản là để thả mình trong một không gian nhẹ nhàng, thư thái và khám phá hương vị thơm ngon của những tách trà ấm nóng dậy hương.

     

  • Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế. 

  • Ẩn mình giữa rừng cây cối um tùm của thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một túp lều đơn sơ bằng tranh tre nứa lá. Nương mình trong đó là một mái đầu đã bạc trắng vì sương gió, một gương mặt hằn đầy vết thời gian. 

  • Theo ông Bernard Dorival, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Pháp, Điềm Phùng Thị là một trong những nhà tạc tượng tài hoa nhất của thời đại ông đang sống. 

  • Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.

  • Hỏi chiến trường nào gắn bó nhất với nhà văn Xuân Thiều, chắc chắn đó là Trị Thiên - Huế, chiến trường thuộc loại ác liệt nhất của đất nước ta ở cả hai cuộc kháng chiến. Từ tuổi 20, ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường này, và rồi gần như trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ ông bám trụ ở đây. Nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Đây không phải quê hương của Xuân Thiều (ông người Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhưng là quê hương của đời lính, là quê hương văn học của ông.

  • SHO - Nhân 62 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 56 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm Mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2013, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Ngày 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2014), tại Thừa Thiên - Huế (quê hương ông) và Hà Nội.

  • Ngày 01/12/2013, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã tổ chức tưởng niệm nhân kỷ niệm 140 năm ngày mất của danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2013.