Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Hoàng hậu Nam Phương - một nhan sắc đẹp nhất Việt Nam TK XX
Khi biết tôi rất quan tâm đến Hoàng hậu Nam Phương của triều Nguyễn, ông bà Corbier - chủ lâu đài Saint - Martin – Sépert ở miền Trung nước Pháp, đã giới thiệu với tôi một món “đồ cổ” liên quan đến Hoàng tộc Pháp và lịch sử Cách mạng 1789 ở Pháp.
Chuyện kể: Hoàng hậu Marie Antoinette (1755-1793) của vua Louis 16 liên minh với nước ngoài chống lại Cách mạng Pháp 1789 nên đã bị Cách mạng bắt và hành quyết tại quảng trường Concorde (Paris) vào ngày 21.1.1793. Khi bị điệu đi từ nhà giam ra pháp trường, bà Hoàng hậu sợ quá, hai chân quấn vào nhau, một chiếc giày đã bật ra khỏi chân bà rơi lại ở dọc đường. Viên sĩ quan đi theo liền nhặt lấy giấu vào bọc áo đem về làm kỷ niệm. Chiếc giày ấy hiện còn được bảo quản trong một chiếc lồng gương hình vòm cung đặt tại lâu đài của gia đình quý tộc nầy.
Chiếc giày của bà Hoàng hậu Marie Antoinette chống Cách mạng Pháp thật khác với những gì tôi biết về Hoàng hậu Nam Phương - người đã đứng về phía nhân dân, chủ tọa Tuần lễ vàng ủng hộ Cách mạng Tháng tám 1945 ở Việt Nam. Khi quân Pháp đổ bộ tái chiếm Nam bộ (9.1945) bà lại gởi Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ngăn chặn bàn tay xâm lược của quân đội Pháp. Sự khác biệt giữa hai bà hoàng hậu trong Cách mạng 1789 ở Pháp và Cách mạng Tháng 8-1945 ở Việt Nam làm cho tôi thấy nôn nao muốn rời khỏi lâu đài của ông bà Corbier ngay để đến viêng nơi an nghỉ cuối cùng của Hoàng hậu Nam Phương.
“Người ta nói bà ấy đến nơi xa xôi nầy ở để giấu mình”.
Đích thân ông Corbier cầm lái. Chiếc xe 4 chỗ ngồi len lỏi qua những con đường làng quanh co đồi dốc xưa nay chỉ dành cho ngựa đi. Ông Corbier biết trong vùng nầy có một vài gia đình Hoàng tộc gốc châu Á nhưng không biết tên. Với cái tên Hoàng hậu Nam Phương lạ quá, hỏi ai cũng không biết.
Nhà quý tộc Corbier lật sổ tay tìm địa chỉ người quen để hỏi - Ảnh HVT
Xe chạy tới thụt lui một lúc rồi mới gặp được một người địa phương đang giữ ngựa. Ông bảo hãy đến nhà ông thôn trưởng gần đó mà hỏi. Ông chỉ đường cho chúng tôi đến nhà ông thôn trưởng. Thôn có tên là Chabrignac. Ông thôn trưởng biết rõ “lịch sử” Hoàng hậu Nam Phương về làm dân Chabrignac từ năm 1958. Ông vui vẻ nhận lời hướng dẫn chúng tôi đến thăm trang trại Domain de la Perche của Hoàng hậu Nam Phương. Trên đường đi ông cho biết làng Chabrignac của ông thuộc tổng (canton) Juillac, Quận (Arondissement) Brive-la-Gallarde, tỉnh (département) Corrèze trong vùng (région) Limousin, nằm về phía trung tây (centre-ouest) nước Pháp, rộng khoảng 11 km2 với trên 500 dân. Ông nói thêm “Người ta nói bà ấy đến nơi xa xôi nầy ở để giấu mình”.
Đi một lúc thấy mấy dãy nhà móng đá, tường gạch mái ngói cũ kỹ đứng trên một ngọn đồi thoai thoải, khoáng đãng, lưa thưa đây đó những cây cổ thụ cao vút đang vào mùa đông chơ vơ cành lá. Chúng tôi đến trước một khung cổng hẹp đóng kín, phía trên đính tấm bảng mang dòng chữ Domain de la Perche mạ vàng khắc trên nền nâu. Đó là nơi ở cuối đời của Hoàng hậu Nam Phương. Chúng tôi mừng quá cho dù Domain de la Perche đã đổi chủ sang tên cho một người Ý từ sau năm Hoàng hậu qua đời (1963) và có lẽ từ đó đến nay ông chủ người Ý cũng đã sang qua tay nhiều chủ khác nữa.
Trước cổng chính vào Domain de la Perche của Hoàng hậu Nam Phương - Ảnh HVT
Sau đó, người giữ trang trại mở cửa cho chúng tôi vào bên trong. Tôi thăm viếng khắp các tòa ngang dãy dọc, chạy từ cửa trước ra cổng sau, bấm máy lia lịa.
Nấm mộ hoang lạnh, 35 năm không người viếng
Thăm viếng Domain de la Perche xong, ông thôn trưởng hướng dẫn chúng tôi đến nghĩa trang có lăng mộ Nam Phương Hoàng hậu. Nghĩa trang chỉ cách thôn Chabrignac vài cây số, nằm trên sườn một đồi cao nhìn xuống con đường dẫn đến thị trấn Juillac. Đứng dưới đường nhìn lên thấy ngay cái nhà mồ cao to. Sau lên đến nơi rồi mới biết nhà mồ ấy của Gia đình de LaBesse. Phía phải nhà mồ có hai cây tùng xanh ngát. Ông thôn trưởng bảo “Mộ của Hoàng hậu Nam Phương nằm giữa hai cây tùng đó”.
Chúng tôi hồi hộp leo lên đồi đến trước hai cây tùng. Ngôi mộ của Hoàng hậu là một khối bê-tông hoen rỉ, rêu phong chứng tỏ từ lâu ngôi mộ không được tay người chạm đến. Đầu ngôi mộ đơn sơ dựng một tấm bia đá giản dị theo kiểu bình dân ở Việt Nam. Mặt trước tấm bia ghi dòng chữ Hán:
(Phiên âm): ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG (Dịch nghĩa: Lăng mộ của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam).
Trên mộ có một cái bảng nhỏ bằng xi-măng đặt trước tấm bia chính khắc chữ Pháp: “ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYỄN HỮU THỊ LAN” (Dịch nghĩa: Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu An Nam nhũ danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan) .
Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt Nam đẹp nhất thế kỷ XX mà ngôi mộ của bà thua cả nhiều ngôi mộ của chị em tiểu thương chợ Đông Ba ở quê nhà. Thật tội nghiệp. Số phận của bà sao mà hẩm hiu đến vậy! Ông thôn trưởng nhìn chúng tôi và có nhận xét “Bà yên nghỉ ở đây đã hơn 35 năm, đây là lần đầu tiên tôi thấy có ba người đồng hương của bà đến viếng mộ bà!”. Xin cám ơn lời nhận xét của ông thôn trưởng tốt bụng, nhiệt tình.
Tôi xin hẹn với bà sẽ trở lại thăm bà, nếu không đến được Chabrignac một lần nữa thì xin sẽ “xây dựng” cho bà một “tấm bia kỷ niệm” trong sự nghiệp cầm bút viết sách về nhà Nguyễn và Huế xưa của tôi. Xin bái biệt bà!
Theo Nguyễn Đắc Xuân. Ảnh: Nguyễn Đắc Xuân và tư liệu
Vào lúc 15h ngày 03/05, tại trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức cuộc giao lưu giữa văn nghệ sĩ Huế với nhà thơ Jan Wagner (CHLB Đức).
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.