ĐẶNG BÁ TIẾN
Minh họa: Nhím
Tiếng tù và Ma Kông
Ma Kông* ngồi
bóp gối đầu sàn
bóp vạn dặm đời
trong hai ống xương đang khô tủy
qua vạn dặm đại ngàn suối sông đất mẹ
giờ hai ống xương rên rỉ đêm ngày
Và khi buồn
ông ngả nghiêng say
trong tiếng tù và
của chính mình trầm bổng
lời âm… âm… u… u…
bay vào mịt mù thăm thẳm
kết tủa hoàng hôn
đọng giọt giữa lòng người!
Người Bản Đôn
đã thấm mỗi chiều rơi
những nỗi niềm lênh đênh chìm nổi
trong tiếng tù và
phải đâu từ buồng phổi
mà từ trái tim khắc khoải nỗi thương rừng
Còn đâu những tháng ba trời đất thơm lừng
trăm thứ hoa rừng đua nhau khoe sắc
ong đập đánh cho ngợp trời phấn rắc
mật ngọt như mưa dưới tán biếc ròng ròng
Còn đâu điệu múa xòe của những bầy công
cánh rừng bên sông chỉ còn đất trống
lau phơ phất một màu tang trắng
hồn cẩm, hương… cũng hết gốc nương nhờ
Nơi đàn voi quần tụ dưới trăng mơ
giờ những đống xương khô tàn lạnh
mùa săn voi chỉ còn ảo ảnh
trong hoài niệm hằng đêm lại vỗ cánh bay về
Biết ngỏ cùng ai
ai thấu nỗi tái tê
ông bà dưới đất sâu còn nghe ta nói
thần linh ngự trên cao có nhìn xuống dưới
có biết rừng, biết suối…
biết lòng ta…?
......................................................
* Ama Kông: Vua săn voi ở Bản Đôn, Đắk Lắk
(SH322/12-15)
HOÀNG VÂN KHÁNH
HOÀNG THU PHỐ
NGUYỄN TÂN DÂN
NGUYỄN THỊ NAM
Nguyễn Khoa Điềm - Trần Vạn Giã - Huỳnh Minh Tâm - Đinh Thị Như Thúy - Lãng Hiển Xuân - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thị Hải - Trần Duy Trung - Từ Nguyễn
NGUYỄN CÔNG THẮNG
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÙNG SƠN
Vĩnh Nguyên - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm - Hoàng Thu Phố - Lưu Xông Pha - Nguyễn Minh Khiêm - Trường Thắng
Nguyễn Đức Tùng - Lê Minh Thắng - Kinh Thượng - Thảo Nguyên - Nguyễn Hữu Trung - Lê Trinh - Trương Hữu Thuận - Ngô Minh
Cảm nghiệm những con chữ của Trương Đăng Dung thiên di trên mặt phẳng tâm thức, để lại dấu vết và người ta gọi chúng là thơ. Không gian trong chùm thơ dưới đây của Trương Đăng Dung khiến ta cảm giác bước lên những nấc thang rời xa tầng địa ngục sâu thêm phía dưới. Nỗi choáng ngợp về ký ức như tòa lâu đài ảo ảnh dung nhốt ngã ái lại tự hân hoan lấy, là lúc huyễn giác nhà thơ lần đầu linh cảm về sự bất an khi thời gian bỗng tước luôn cả những gì vừa chạm đến bàn tay.
SH
PHAN BÍCH MAI
LÊ THÀNH NGHỊ
PHẠM THỊ ANH NGA
Tặng các Hoàng tử bé và bông hồng của các chàng.
“Đàn ông đã quên mất chân lý này, chồn nói. Nhưng cậu thì không được quên. Cậu trở thành người có trách nhiệm muôn đời với những gì cậu đã thuần dưỡng. Cậu có trách nhiệm với bông hồng của cậu…” (Saint-Exupéry, Hoàng Tử Bé).
Nguyễn Hoàng Dương - Văn Lợi - Xuân Đài - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Đặng Văn Sử - Hà Văn Sĩ - Lê Hào - Lê Viết Xuân
TRẦN VẠN GIÃ
ĐÀO DUY ANH
HẠ NHIÊN THẢO
THÁI KIM LAN
(Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Phương Lan một năm sau khi mất (1951-2016), viết tặng gia đình Trần Đình Lập)
Phan Lệ Dung - Nguyễn Hới Thọ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Thị Hải - Trần Xuân An - Huy Uyên - Trần Quốc Toàn - Lê Văn Lâm - Lan Anh - Võ Ngột