Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Gốc cây da được cho là nơi đôi “rắn tu” thường về “nghe kinh phật”.
Đôi “rắn tu” dài hàng mét gồm một đực một cái thường “rủ” nhau từ núi Ngũ Phong về chùa Tra Am (thôn Tứ Tây, phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Kỳ lạ hơn nữa khi cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”.
Gốc cây da được cho là nơi đôi “rắn tu” thường về “nghe kinh phật”.
Huyền tích cặp “rắn tu” hạ sơn “nghe kinh, lạy phật”
Giám tự, Đại đức Nguyễn Văn Phương (pháp hiệu Thích Thế Thanh), trụ trì chùa Tra Am cho biết, những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ trước, người ta bất ngờ thấy có hai con rắn thường đến “vãn cảnh” nhà chùa vào các ngày sóc vọng, ngày lễ lớn. Nhà sư dẫn chúng tôi đến dưới gốc cây da hơn trăm năm tuổi trong khuôn viên nhà chùa, cho hay đấy chính là nơi trú ngụ qua đêm của đôi “rắn tu” vào mỗi dịp ghé chùa.
“Đôi rắn thân hình đen bóng, trên đầu có hình dáng chiếc mào, gồm một con ốm nhưng dài đến hơn 3m; con còn lại to hơn nhưng chỉ dài chưa bằng nửa con kia nên người dân địa phương vẫn gọi vắn tắt cho dễ nhớ là “ông cụt ông dài”, sư thầy giải thích.
Cũng theo lời đại đức Thích Thế Thanh, cặp “rắn tu” chỉ xuất hiện đều đặn vào các ngày sóc vọng hàng tháng, bình thường hiếm ai bắt gặp. Lúc đầu nhìn thấy “rắn thần”, không ít người rất sợ hãi trước hình thù quái dị, to lớn khác thường của đôi rắn nhưng dần dần quen mắt bởi chúng không hề làm hại bất cứ ai, lại trườn bò một cách nhẹ nhàng.
Cặp “rắn tu” luôn quấn quýt bên nhau như hình với bóng. Dường như rất biết “ý tứ” nên đôi rắn không bao giờ tự ý động chạm vào thức ăn của nhà chùa, ngoại trừ thức ăn do chính các sư trong chùa đích thân đem cho.
Điều kì lạ hơn nữa là cứ đến giờ khai kinh gõ mõ, người ta lại chứng kiến đôi rắn ngẩng đầu bất động lắng nghe một cách “chăm chú” khó hiểu. “Nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng còn có tiếng gáy kì lạ phát ra từ hốc cây da, tất cả sư sãi trong chùa cũng như dân làng đều nghe rõ mồn một. Sáng mai sau khi nghe hết kinh phật, đôi rắn lại nhằm hướng núi Ngũ Phong gần đó trườn về”, sư thầy Thích Thế Thanh thuật lại.
Cho rằng nhà chùa có “căn duyên”, “đất có lành chim mới đậu” nên vị tổ sư của chùa ngày đó (cũng là sư phụ của sư thầy Thích Thế Thanh, nay đã quá cố) cho lập am thờ đôi rắn ngay dưới gốc cây da, nơi hai “ngài” rắn thường trú ngụ mỗi khi “hạ sơn” xuống chùa. Cho đến những giây phút cuối đời, trước lúc viên tịch vị tổ sư không quên trăn trối căn dặn đệ tử phải hết sức trông nom am thờ dưới gốc đại thụ này.
Đại đức Thích Thế Thanh.
Những cuộc kiếm tìm vô vọng
Với mong muốn tìm hiểu thực hư câu chuyện đôi rắn về chùa Tra Am “nghe kinh lạy phật”, phóng viên Pháp luật & Thời đại đã tìm gặp cụ bà Võ Thị Mỹ (nay đã gần 90 tuổi) là người cao niên nhất khu vực. Chỉ vừa nghe đề cập đến chuyện có hay không cặp rắn khổng lồ về chùa, cụ Mỹ đã khẳng định: “Hồi đó tui mới 14 tuổi, nhà lại gần chùa nên thường sang quét dọn, thắp nhang tại chùa.
Tận mắt tôi đã nhìn thấy đôi rắn to bằng cổ chân trườn từ bên ngoài vào chùa. Trước khi qua cổng chùa, cặp rắn đều cúi đầu ngúc ngắc hai cái như thể con người cử hành nghi lễ lạy bái vậy. Lúc đầu thấy hai “ngài” tui chết lặng sợ hãi nhưng rồi quen dần vì “các ngài” không hề làm hại hay dọa nạt người làng như rắn thường”.
Hình dáng, màu sắc lẫn cử động của “rắn thần” được cụ Mỹ mô tả y hệt lời sư thầy Thích Thế Thanh thuật lại. Chuyện về cặp rắn thậm chí còn trở thành truyền thuyết mà người địa phương nào cũng biết. Anh Phùng Nguyễn Huy Du, người dân thôn Tứ Tây cho hay: “Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được cha nhiều lần kể lại thời xưa có hai con rắn to thường hay về làng, vào chùa Tra Am nghe sư thầy tụng kinh niệm phật. Chuyện “rắn tu” ở đây ai mà chẳng biết”.
Cụ Võ Thị Mỹ khẳng định tận mắt đã chứng kiến cặp “rắn tu”.
Vậy đôi rắn tại sao không xuất hiện nữa?. Sư thầy Thích Thế Thanh nét mặt đăm chiêu cho biết đôi “rắn thần” về chùa trong suốt thời gian khoảng gần một thập kỷ thì “mất tăm hơi”. Kể từ đó không còn ai nhìn thấy “rắn thần” đến “vãn cảnh” chùa. Cũng đã có lần người làng đi tìm tung tích “ông cụt ông dài” ở núi Ngũ Phong nơi đôi rắn hướng về sau khi “nghe kinh, lạy phật” nhưng không thấy dấu vết gì.
“Nhân sinh quan thì sanh trú dị diệt, thế giới quan thành trụ hoài không”; có nghĩa rằng “ở đời cái gì cũng chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định nào đó, có sinh ra ắt có biến mất”. Đó là duyên phận ở đời”, sư thầy Thích Thế Thanh giảng giải. Từ quan niệm đó, ông cũng trải lòng không lấy đó làm điều phiền lòng. Nhiều người dân địa phương lại lí giải khác, họ bảo nhau thời gian sau này dân cư lên núi dựng nhà sinh sống ngày một đông. Chính bầu không khí ồn ào đã khiến đôi “rắn tu” ít khi hạ sơn như trước kia.
Gốc cây da vẫn còn đó, chiếc hang lớn được cho là nơi trú ngụ của đôi rắn thần vẫn còn, con người từng tận mắt nhìn thấy rắn cũng còn... Câu chuyện đôi rắn thích về chùa có thể chỉ là những chuyện tự nhiên, chẳng có thần thánh ma tà nào nhưng truyền thuyết này vẫn gắn bó với người địa phương như một lời nhắn nhủ con cháu phải sống phục thiện; như một nét chấm phá đặc sắc cho miền quê giàu truyền thống văn hóa này.
Ngôi chùa báo hiếu
Chùa Tra Am tọa lạc giữa vùng đối núi hoang vu dưới chân núi Ngũ Phong, xây từ năm 1923, vốn là một chòi tranh nhỏ do tổ sư Viên Thành lập nên. Vị tổ sư vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc nhưng vì giác ngộ đạo phật đã xin ra khỏi kinh thành dựng am nhỏ ngày ngày tụng kinh niệm phật. Điều đặc biệt của Tra Am trước tiên nằm ở tên gọi “không hề trùng lặp” với tên gọi hàng ngàn ngôi chùa khác. Đa phần tên chùa đều được gọi tên theo ngôn từ trích dẫn trong kinh phật nhưng tên gọi Tra Am lại bắt nguồn từ một điển tích mang nặng ân nghĩa. “Thời xưa có câu chuyện về hai cha con đều là tướng giỏi của triều đình. Người cha tên Lê, người con tên Tra. Trong các buổi thiết triều nhà vua hết lời khen ngợi Tra tài giỏi, phải cố gắng để hơn hẳn cha mình mới xứng nhưng Tra không ngần ngại đáp rằng “Tra bất như Lê” nghĩa dù có lập nhiều chiến công đến mấy ông cũng không bao giờ sánh bằng cha mình, nhờ ơn cha dạy dỗ mới có tướng Tra ngày nay. Sau khi người cha qua đời, Tra đã dựng nhà bên mồ thân phụ suốt hai năm ba tháng để tỏ lòng hiếu nghĩa. Sư phụ tôi cũng vì muốn báo đáp ân nghĩa của ân sư Viên Giác nên mới lên núi lập chùa ngay cạnh mộ sư tổ và lấy tên Tra Am. Ngôi chùa từ đó được biết đến với ý nghĩa báo hiếu”, Đại đức Thích Thế Thanh giải thích. |
Theo Pháp luật Việt Nam
Chiều ngày 31/7, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm mỹ thuật “Sắc Thu”. Đây là lần thứ hai triển lãm “ Sắc thu” được tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957 - 2018).
Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).
Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.
Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Chiều ngày 22/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc chuyên đề “Hương sắc bánh Huế”. Đây là hoạt động chào mừng ngày gia đình Việt Nam.
Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018.
Tối 18/6, tại Hội trường trường Đại Học Y Dược Huế đã diễn ra đêm nhạc Flamenco, guitar cổ điển của cha con nghệ sĩ Michel Grizard và Helena Cueto.
Triển lãm Ký họa Huế 2018- Một thoáng Cố đô vừa được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động ký họa của Urban Sketchers Viet Nam - Hội Ký họa Đô thị Việt Nam.
Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Chiều ngày 7/6, Các Hội Văn học Nghệ thuật thuộc 5 vùng Kinh đô xưa và nay, các Tạp chí văn nghệ thuộc 6 tỉnh Bắc Miền Trung phối hợp tổ chức Hội thảo “Sáng tác, nghiên cứu VHNT về chủ đề con người và văn hóa vùng đất địa phương” .
Nhằm hưởng ứng lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), vào lúc 8h30 ngày 7/6, tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương.” Đến dự buổi khai mạc có đông đảo quý vị khách mời, các văn nghệ sĩ đến từ các tạp chí vùng Bắc Trung Bộ cùng các đoàn Liên hiệp các Hội VHNT vùng kinh đô xưa.
Chiều ngày 28/5 (tức 14/4 Âm lịch) đã diễn ra Lễ Mộc dục tại lễ đài chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) và Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.
Chiều ngày 22/5 (tức 08/4 Mậu Tuất), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm Di sản tượng thờ Phật giáo trong tiếp biến văn hóa ở miền Trung.
Chiều 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Mỹ thuật và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.
Sáng ngày 18/05, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tổ chức chương trình “ Chắp cánh ước mơ” tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm chào mừng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2018.
Chiều ngày 17/5, Hội thơ Hương Giang phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hương và chương trình thơ “Tháng năm nhớ Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018).