Thức bên dòng sông một bờ (*)

09:14 12/03/2021

NGÔ MINH

+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!

Ảnh: internet

Tôi vốn chậm miệng, lại ngồi với Thạch nữa, thành ra hai chúng tôi như hai vệ sĩ của đêm đen. May mà có chén rượu của người vừa gửi từ Huế ra không biết theo đường dây nào để "chia buồn" với các thi sĩ đang bị nhốt trại (viết)! Cái giống rượu thật lạ. Cứ uống vào là thèm hát, thèm thơ, thèm khóc... Ấy vậy mà Thạch vẫn cứ như tượng đá lặng ngồi, mặt đăm đăm về phía Mũi Si. Dáng ngồi cong queo khổ sở như một dấu hỏi không mong trả lời. Tôi miên man nhớ tới cái đêm long lanh câu nói Xứ Cửa Tùng Mùa hạ năm 1982 ấy, khi chợt đọc lại "Dòng sông một bờ" tập thơ đầu tay của Nguyễn Khắc Thạch. Mười năm, một bóng dáng đang rõ dần sau từng trang thơ, bài thơ. Sao ở đây, thơ lại giống người đến vậy: Khi yêu anh như chú bò đơn độc:

Mũi Si thì cũng si tình
Tôi con bò đứng một mình là hai (**)

Rồi đến cái phút "Anh như xác vỏ chai n ra ngoài cuộc rượu", là sự tận cùng của sự lặng im, dồn nén - ấy là sự mục ruỗng của xác tín, của đam mê và dâng hiến mà hình tượng thơ là một phát hiện bất ngờ, tài hoa.

+ Bởi thế mà sự đau đớn trong "Dòng sông một bờ" trở nên lung linh có ích. Nói cách khác, đã xuất hiện một bản ngã thơ, một cách hòa nhập đồng ý thức giữa người thơ và cuộc đời. Sự đau đớn bình tĩnh và ngân vang ấy phải được nuôi dưỡng bằng một tình yêu da diết lắm, bền chặt lắm mới có được. Trong mạch thơ "nhìn lại", "nói lại" (Xin được tạm dùng chữ như thế) mấy năm lại đây, tôi thích sự sám hối của cái tôi, sự đau đớn của ý thức được chiêm nghiệm, được nén đến vỡ và kiểu như Nguyễn Khắc Thạch, hơn là sự giận dữ, nguyền rủa, thô thiển ở một số tác giả thơ khác.

Có lần, Khắc Thạch rỉ rả triết lý: "Thơ không phải là sự thật mà là vết sẹo của sự thật" - Có nghĩa rằng thơ là thứ khuất lấp, da dịch, là dấu chạm khắc của kiếp người lên tâm hồn nhà thơ. Vì thế hành trình thơ là hành trình tìm kiếm đầy gian nguy để đến được cái đích thực. "Cổ mộc hàn phong cộng nhất nhân" (Nguyễn Du) Tất cả gió lạnh trên đường thổi dồn về một người - ấy là nhà thơ - người mang vác khổ đau buồn tủi của mọi người.

Anh c đi như chiếc bóng giữa đời
Mong tìm được những gì không mất

Cái "không mất" ấy là gì? Tình yêu? - Vâng, tình yêu: "Phi riêng gì ngọn sóng. Biết na vời tan vỡ vẫn dâng lên". Tự do ư? Vâng đó là TỰ DO viết hoa!

Em có thy những gì không mất
Giống bầu trời xưa mãi cánh diều lên...

Gì nữa? Cái "không mất" ấy? - Đó là nhân tính và phi nhân tính - tức là con người nhàu nát đáng thương và khốn nạn trong sự giằng xé giữa phần "con" và phần "người". Phải nuốt thơ vào lòng như người đời hay gọi là "nuốt nước mắt" ấy mới mong tìm đến và gọi tên sự thật. Bao nhiêu nhà thơ thế hệ đương thời đã tìm mà không đến. Đến rồi mà không dám gọi lên tên tục của Sự thật, để cam chịu cảnh dấm dúi, cứ như cuộc hôn phối giữa nhà thơ và sự thật là cuộc ngoại tình thảm hại. Và những bài thơ như những đứa con ngoài giá thú! Khắc Thạch không thuộc số những nhà thơ như thế. Anh không tự rạch mặt mình, tự đập đầu vào tường để thành Chí Phèo, thành AQ đặng giải thoát bằng sự chửi bới và ăn vạ! Anh lặng lẽ gọi tên sự thật, lặng lẽ đau buồn trước bộ mặt nhố nhăng hàng ngày mà sự thật phải mang, Chả trách gì mà nghẹn ngào thế: "Khoảng cô đơn còn rộng hơn mặt đt", Nên: "đôi khi ta mun làm kiếp chó - Tru lên cho đỡ vắng Người ơi!"

Đó là tiếng nức nở của tấm lòng hướng thiện, đó chính là "âm bản của nước mắt", như Khắc Thạch có lần nói...

+ Nói thế nhưng Khắc Thạch chỉ mới tới bờ bên này của khát vọng chia sẻ. Hình tượng "hôn xác chết" trong mối tình ấy diễn tả đúng hoàn cảnh hiện tại thi ca. Hay đó chính là "Dòng sông một bờ" - Không hề có bên bồi bên lở, không có đồng thanh tương khí. Nói cách khác đi đó là Bản chất của nghệ thuật. Đau hơn nỗi đau là nỗi đau được ý thức - Ai đã nói như là nói riêng cho thơ Khắc Thạch. Chính giới hạn hẫng hụt của dòng sông một bờ ấy giúp độc giả nhận ra gương mặt của mỗi nhà văn với bản lĩnh của họ. Bây giờ thì đã rõ hơn một Nguyễn Khắc Thạch im lặng, trầm tư và bức bối trước giới hạn nghiệt ngã ấy của Vĩnh cửu (chữ dùng của H.P.N.T). Hẳn nhiên, bằng tất cả thơ đã có, Khắc Thạch cũng chỉ mới là người phát hiện ra và đặt bước chân rụt rè của mình bên dòng sông một bờ, chưa đứng hẳn hai chân bên bờ sông oan nghiệt đó của cá tính sáng tạo. Điều đó không có gì đáng xấu hổ bởi con đường thơ cô định mà cơm áo thì không đùa với khách thơ!

+ Con người tìm kiếm lặng lẽ có tên là Nguyễn Khắc Thạch này ở trong "dòng sông một bờ" dường như không là người chứa chan ngất ngưỡng. Nói đúng hơn thơ không lộ thiên nơi anh và anh tìm đến với thơ. Anh làm thơ rất thừa, rất chậm. Có thể nói anh đánh vật với từng hình ảnh và con chữ, đánh vật với từng bài thơ. Bởi thế mà "Dòng sông một bờ" theo tôi, là bản tường trình sắc sảo, gạn lọc mới lạ về "sự biết", nó thiếu đi sự trào dâng cuốn hút của một dòng sông cuộn chảy. Đây chính là điểm mạnh cũng là sự thiếu hụt làm hạn chế độc giả ở thơ Khắc Thạch, đặc điểm này trong những bài thơ anh viết gần đây càng rõ nét hơn, chủ đạo hơn, chạy theo cái biểu cảm cốt lõi của sự gửi gắm. Ấy là thơ "dễ sợ", "dễ tin", "dễ phục" mà không "dễ thương" (nói theo khẩu ngữ đời sống)! Có thể do quá thiên về sự tổng kết và mới lạ mà thơ Khắc Thạch ít tạo được sự hồn nhiên chăng?

+ Với tôi, "Dòng sông một bờ" là một trong số ít tập thơ gây được ấn tượng mạnh trong vài ba năm gần đây. Hầu hết các bài thơ anh viết trong những năm học ở Trường Viết Văn Nguyễn Du. Sau "Dòng sông một bờ", Nguyễn Khắc Thạch có thêm hàng trăm bài thơ mới, dù công bố ít trên các báo. Thơ anh sau này thiên về ấn tượng hơn. Có sức nặng xã hội hơn. Một số người không thích hay khó chịu khi đọc thơ Khắc Thạch. Nhưng, công bằng mà nói, dù chưa đến độ cuồng nhiệt, thơ Khắc Thạch đang bắt được tiếng vọng thiết tha, cấp bách của sự đổi mới trong Văn học nước nhà. Tôi cứ hay mất ngủ vì nghĩ ngợi lan man, nhiều đêm bị ám ảnh bởi "Dòng sông một bờ" và thơ Khắc Thạch. Cho nên những điều chắp nối trong bài viết này là viết cho mình. Chao ôi, thơ tưởng là cái vớ vẩn mà sang trọng làm sao. Người ta sợ từng câu thơ, còn nhà thơ nghèo đói thì luôn là người đầy huyễn mộng:

Và tôi đã sống như người mơ mộng
Treo cả cuộc đời lên đnh cao
Cái đỉnh cao mà tôi có thật
là không ai
          ngi đứng
                    trên đầu

N.M
(TCSH49/05&6-1992)

-----------------
(*) Dòng sông một b, tập thơ Nguyễn Khắc Thạch, Hội VHNT BTT, 1989.
(**) Phần thơ in nghiêng đều rút ra từ trong tập thơ Dòng sông một b.


 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY  

    Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

  • TRÀNG DƯƠNG

    (Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)

  • NGUYÊN SA(*)

    Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.

  • Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.

  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.

  • NGÔ THẢO
    (Từ kỷ niệm của một nhà văn)

    Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
     

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • MAI VĂN HOAN

    Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.

  • Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)

  • LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

  • BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

  • Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”

  • TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).

  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.