Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

10:50 26/07/2019

Sáng ngày 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019). 

Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT.Huế tặng hoa chúc mừng Liên đoàn lao động tỉnh

Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Khoa Hoài Hương – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã ôn lại chặng đường vẻ vang của Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Trong 90 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tại Thừa Thiên Huế, hành trình 90 năm phong trào Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn là kết tinh của những đóng góp to lớn của các thế hệ CNVCLĐ trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống văn hóa. 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của lịch sử đấu tranh cách mạng, phát triển tổ chức của Công đoàn Việt Nam, góp phần thêu dệt nên truyền thống anh hùng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Khoa Hoài Hương – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu tại lễ kỷ niệm


Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn đã tích cực tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế với nhiều phong trào hành động thiết thực hiệu quả đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với những nỗ lực cố gắng đó công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Thừa Thiên Huế đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; hạng Nhì, hạng ba.

Hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã dấy lên đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, đồng thời đổi mới sâu rộng hoạt động công đoàn, hướng về cơ sở, vận động, tập hợp và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động với các hoạt động quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn như : Giám sát kiểm tra doanh nghiệp chấp hành pháp luật lao động, tuyên truyền vận động người lao động hăng hái lao động. Bên cạnh đó, chương trình phúc lợi bổ sung đoàn viên như chương trình Mái ấm Công đoàn, tăng cường phát triển các hoạt động xã hội như chương trình “Điều ước đoàn viên”, lễ cưới tập thể Công nhân lao động nghèo, chăm sóc sức khỏe cho CNLĐ, tăng cường hoạt động Quỹ Trợ vốn CNLĐ nghèo... Hàng ngàn đơn vị máu của đoàn viên CĐ, NLĐ đã giúp đem lại sự sông cho nhiều bệnh nhân. Hoạt động Công đoàn Thừa Thiên Huế đã “nói không” với bệnh hành chính hóa, đã lượng hóa các hoạt động bằng những con số cụ thể, bằng những việc làm thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các hoạt động công đoàn chuyển dần từ chỉ đạo, giao nhiệm vụ của cấp trên cho cấp dưới sang hỗ trợ, phục vụ; công đoàn các cấp, nhất là các cấp gần người lao động tổ chức các hoạt động dịch vụ để phục vụ đoàn viên, người lao động.
 

Tuyên dương 90 cán bộ Công đoàn tiêu biểu

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đánh giá cao những thành quả các cấp Công đoàn và giai cấp công nhân toàn tỉnh đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, nhấn mạnh Công đoàn Thừa Thiên - Huế phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề về nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn cho công nhân lao động; làm tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân lao động. Huy động mọi nguồn lực, chăm lo lợi ích thiết thân của cán bộ, đoàn viên, người lao động. Chú trọng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các phong trào thi đua, hướng tới mục tiêu “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Tạo điều kiện để công nhân, viên chức, người lao động tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân

Dịp này,  LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên dương 90 cán bộ Công đoàn tiêu biểu, đây là những nhân tô điển hình có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của tổ chức Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Phương Anh
 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đó là kiến nghị của  lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • “Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.

  • Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.

  • (SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã  khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.

  • (SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.

  • (SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.

  • (SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.

  • (SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.

  • (SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.

     

  • Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…

  • Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế. 

  • Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
     

  •  (S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  •  Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.

  • Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).

  • (S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.

  • Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.

  • Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, TCVN địa phương đang đối mặt với không ít khó khăn. 

  • Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang

  • Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.