Thừa Thiên Huế: Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh

17:43 17/08/2019

Sáng 17/8, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế (01/7/1989 - 01/7/2019).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ

Đến dự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu  đọc diễn văn tại buổi lễ


Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân hơn 710 năm trước, Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Với vị trí chiến lược đặc biệt - nối giữ hai miền Nam - Bắc, nơi đây đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất còn lưu lại được tổng thể kiến trúc của một kinh đô với những giá trị di sản vô giá. Đây cũng là nơi có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. 21 năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thừa Thiên Huế lại cùng với nhân dân miền Nam lập nên những chiến công chói lọi mà đỉnh cao là chiến thắng xuân Mậu Thân 1968 với tinh thần “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” làm rung động cả nước Mỹ. Mùa xuân 1975, với khí thế thần tốc, táo bạo, bất ngờ; ngày 26/3/1975, cờ cách mạng đã tung bay trên đỉnh kỳ đài Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử - Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng; tạo đà cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo tâm nguyện và niềm tin tất thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đáp ứng yêu cầu phát triển sau giải phóng, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 245 về chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh, đến ngày 1/5/1976, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã được thành lập. Sau khi hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989), với tinh thần “vì cả nước, với cả nước”, cán bộ, quân và dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn tỉnh Bình Trị Thiên nói chung đã tập trung khôi phục, phát triển kinh tế xã hội, rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, tìm tòi các bước đi thích hợp, vượt qua khó khăn của thời kỳ bao cấp, vừa cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa... Sau 14 năm cùng phấn đấu dưới mái nhà chung, ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính; theo đó, chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kể từ ngày 01/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được tái lập, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dựng xây và phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà. 

30 năm đã qua kể từ ngày tái lập là 30 năm nỗ lực kiên trì và phấn đấu, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Trung ương, sự chia sẻ và hỗ trợ giúp đỡ của cả nước và bạn bè quốc tế, Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà đã đồng tâm nhất trí, vượt khó vươn lên tiếp tục đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện.

Nền kinh tế tỉnh nhà đến nay đã từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 7 lần (theo giá so sánh 2010). Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 gấp 81,6 lần so với năm 1990. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.800 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chiếm 55,7% trong GRDP, đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du lịch phát triển ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Giai đoạn 2009 - 2018 đã thu hút 387 dự án với tổng vốn đăng ký 100 nghìn tỷ đồng. Cùng với những thành tựu về kinh tế, phát triển đô thị, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, chúng ta cũng đã phát huy và ngày càng khẳng định vị thế 4 trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Với bề dày truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, với 07 di sản văn hóa được UNESCO công nhận...

Ghi nhận quá trình nỗ lực thi đua và phấn đấu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, từ 1989 đến nay, nhiều tập thể và cá nhân của Thừa Thiên Huế đã được Trung ương trao tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc… Đặc biệt, ngày 27/12/2007, Thừa Thiên Huế vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân hương Độc lập hạng Nhất, đó là phần thưởng xứng đáng cho những phấn đấu, nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ,

chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế


Tại buổi lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, những thành tựu đạt được sau 30 năm tái lập tỉnh đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc, tạo thế và lực mới cho Thừa Thiên Huế trên con đường phát triển và hội nhập. Đạt được những thành tựu quan trọng và những phần thưởng cao quý đó, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương cùng sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn của các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, là những ân tình sâu nặng của 2 tỉnh bạn Quảng Trị, Quảng Bình; những sẻ chia, hợp tác của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và hai tỉnh Sê Kông, Salavan của nước bạn Lào; những nghĩa cử cao quý của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố kết nghĩa với truyền thống "Hà Nội - Huế - Sài gòn là cây một cội là con một nhà" đã dành cho Thừa Thiên Huế...

Đồng thời, Năm 2019, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019 nhiệt huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh Ủy Lê Trường Lưu kêu gọi toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà hãy phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, vẻ vang; nâng cao ý chí tự lực tự cường và sức sáng tạo, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng thành sức mạnh tinh thần và hành động; cùng chung sức chung lòng, đem tất cả tâm huyết, tài năng và trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm. Đưa Thừa Thiên Huế tiếp tục vươn lên khẳng định vị thế của các trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; và đặc biệt phấn đấu để trở thành một Trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả nước. Đây là cách để chúng ta bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng của Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế; bày tỏ niềm tin tưởng của chúng ta đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và nhân dân giao phó.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Những kết quả rất đỗi tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế là sự nỗ lực, phấn đấu bền bĩ; sự kế thừa và phát huy trách nhiệm của các thế hệ, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương, đổi mới và bảo vệ đất nước. Ghi nhận những thành tích đó, Trung ương Đảng và Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế nhiều phần thưởng cao quý… Và hôm nay, Thừa Thiên Huế tiếp tục vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất một lần nữa. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích xuất sắc của đồng bào và các đồng chí trong quá trình dựng xây và phát triển.”

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên Huế cần quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ, như: Tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành “đô thị di sản” với định hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” theo Kết luận 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản cố đô Huế mà nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thực hiện tốt việc di dời các hộ dân tại khu vực 1, Kinh thành Huế. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa, Du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; Trung tâm Giáo dục - Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Trung tâm Y tế chuyên sâu; Trung tâm Khoa học và Công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác đối ngoại. Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chuẩn bị và chỉ đạo tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Ghi nhận quá trình nỗ lực thi đua và phấn đấu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, từ 1989 đến nay, nhiều tập thể và cá nhân của Thừa Thiên Huế đã được Trung ương trao tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc… Vào ngày 27/12/2007, Thừa Thiên Huế vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân hương Độc lập hạng Nhất. Hôm nay, thêm một lần nữa, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những phấn đấu, nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

UBND tỉnh trao Cờ thi đua của Chính phủ 7 tập thể 


Dịp này, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 7 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác và dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của tỉnh.

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đó là kiến nghị của  lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • “Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.

  • Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.

  • (SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã  khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.

  • (SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.

  • (SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.

  • (SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.

  • (SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.

  • (SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.

     

  • Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…

  • Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế. 

  • Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
     

  •  (S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  •  Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.

  • Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).

  • (S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.

  • Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.

  • Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, TCVN địa phương đang đối mặt với không ít khó khăn. 

  • Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang

  • Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.