Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.
Vịnh Lăng Cô
Theo đó, quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 quy định địa điểm, phạm vi không gian gồm vùng đất liền và vùng biển.
Trong đó, vùng đất liền bao gồm 5 huyện, thị xã có biển của tỉnh với 45 xã ven biển, vùng đầm phá; vùng biển bao gồm khu vực cách bờ 6 hải lý trở vào.
Phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ được chia thành 11 vùng theo bốn nhóm chính gồm nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ thủy sản và phục hồi sinh cảnh; nhóm vùng đệm; nhóm vùng phát triển và nhóm vùng dự trữ - sử dụng cường độ thấp; đồng thời, đưa ra nhóm các hoạt động được ưu tiên như bảo tồn, phát triển; hoàn thiện chính sách, tăng cường thể chế.
Đối với quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh gồm 19 xã, 1 thị trấn ven biển thuộc 5 huyện có biển, gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.
Quy hoạch đưa ra các tiêu chí xây dựng bãi tắm cộng đồng và điểm vui chơi giải trí phù hợp với khu vực dân cư, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an toàn. Phân vùng sử dụng đất các bãi tắm cộng đồng và các điểm vui chơi giải trí cộng đồng cũng được quy hoạch chi tiết đối với từng xã, thị trấn về vị trí, diện tích, chiều dài bờ biển (từ 1.200m đến 21.500m), chiều rộng bãi cát (từ 30m đến 150m).
Việc đầu tư xây dựng các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2015, ưu tiên tôn tạo các bãi tắm hiện đang thu hút nhiều du khách; giai đoạn 2 đến năm 2020 ưu tiên xây mới các khu vực trọng điểm, có tiềm năng và giai đoạn đến năm 2025 xây mới các bãi tắm, điểm vui chơi theo quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương.
Trên cơ sở quy hoạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế khuyến khích tổ chức, kết hợp nhiều loại hình phát triển như du lịch ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển và đầm phá; du lịch khám phá tìm hiểu các loài thủy hải sản, các loài chim; du lịch chuyên đề tìm hiểu về các loài động thực vật phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập; du lịch tìm hiểu đời sống của dân cư và hoạt động làng nghề; du lịch tắm nắng, nghỉ biển và thể thao trên mặt nước; du lịch xe đạp địa hình trên cồn cát; du lịch tham quan các di tích lịch sử…
Hiện du lịch biển ở Thừa Thiên-Huế đang có điều kiện phát triển, nhất là biển Lăng Cô và Thuận An. Lăng Cô hiện có 6 khu du lịch tổng hợp, 40 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với khoảng 850 phòng cùng hàng chục nhà hàng ăn uống phục vụ du khách.
Từ khi Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 25%, doanh thu tăng bình quân 12%; trong đó, nhiều thời điểm trong mùa hè khách đặt kín chỗ nghỉ ở khách sạn. Bãi biển Thuận An cách thành phố Huế chừng 12km cũng là điểm đến hấp dẫn cho du khách.
Ở đây đang được địa phương đầu tư để nâng cấp hạ tầng, hoàn chỉnh hệ thống các đường dẫn vào bãi biển, lập bảng chỉ dẫn cụ thể giúp du khách dễ dàng tìm ra điểm cần đến.
Quốc Việt (TTXVN)
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.