Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã viết thư gửi nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, người Huế xa quê và những người yêu huế Hhân kết thúc nhiệm kỳ.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chụp ảnh lưu niệm cùng đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, nhà báo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tại lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ II
Sau đây là toàn văn bức thư
THƯ
CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ
gửi Nhân dân tỉnh nhà, người Huế xa quê và những người yêu Huế
nhân kết thúc nhiệm kỳ
Thời gian dần qua, một nhiệm kỳ đang khép lại với bao khó khăn do tác động của dịch bệnh và thiên tai nhưng với nỗ lực không ngừng của mỗi một chúng ta, Huế đang thay đổi từng ngày từ tư duy đến hành động để "Huế luôn luôn mới", để Huế trở lại với vị thế vốn có của mình.
Những gì đạt được thời gian qua chỉ là bước đầu nhưng quan trọng, là khởi đầu cho sự khởi sắc của quê hương với sự quyết liệt, đồng bộ và kiên trì trong hành động, với sức mạnh mà ta đã hội tụ được là đồng tâm của hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự đồng cảm của Chính phủ, sự đồng hành của truyền thông.
Khó khăn vẫn còn đó, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, cuộc sống của người dân nhiều nơi vẫn còn khó khăn, các bạn trẻ chưa có điều kiện ở lại cống hiến cho quê hương, những thế mạnh của tỉnh nhà chưa thật sự đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển; nhưng kỳ vọng xây dựng và phát triển tỉnh nhà đã được mở ra với những mục tiêu cụ thể đó là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Thừa Thiên Huế sẽ phát triển nhanh với sức mạnh tri thức, phát triển bền vững với cội nguồn văn hóa. Quá trình phát triển sẽ là sự tiếp nối giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, làng quê và thành thị, giữa sâu lắng, thâm trầm của đất Cố đô với sôi động, đổi mới sáng tạo trong hội nhập. Giấc mơ Huế, khát vọng Huế hướng tới một xã hội bình yên, người dân có cuộc sống sung túc, chính quyền thân thiện mà chúng ta đang gây dựng sẽ là mục tiêu là hành trình mà ta vun đắp.
Tôi dành lời tri ân và đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Hình ảnh chiến sỹ công an nhân dân, anh bộ đội Cụ Hồ, y bác sỹ, cán bộ cơ sở, lực lượng tình nguyện... không ngại gian khổ, túc trực ngày đêm để kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh sẽ là những hình ảnh tự hào trong cuộc chiến phòng, chống dịch.
Cám ơn các em học sinh, sinh viên mà tôi đã gặp và chưa gặp đã cho tôi niềm tin về một thế hệ người Huế trẻ, giỏi giang, năng động và sáng tạo, những người sẽ gánh vác ước mơ của thế hệ chúng tôi để vun đắp cho tương lai, làm rạng danh xứ sở.
Cám ơn các thế hệ nhân sỹ, trí thức - vốn quý và là niềm tự hào bao đời nay của xứ Huế, đã cống hiến, gắn bó với những thăng trầm của đất Cố đô bằng cả tấm lòng, tình yêu và trí tuệ.
Cám ơn các bạn phóng viên, nhà báo - những chiến sỹ trên mặt trận truyền thông đã luôn sát cánh, đồng hành, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận xã hội, đưa hình ảnh Huế ngày càng đi xa hơn, đẹp hơn trong mắt bạn bè và du khách.
Gặp gỡ Huế với các anh chị, những người con Huế xa quê, các bạn yêu Huế, tôi đã được nghe, được thấy, được cảm nhận những gì thật là thiêng liêng, khó tả trong cái ấm áp, chân tình của người con xa quê. Các bạn đã nói bằng tâm huyết, trí tuệ và tấm lòng hướng về quê hương. Thế mạnh của Huế là người Huế. Từ thuở là Kinh đô, Huế đã tụ hiền tài nhưng do thời cuộc "bao nhiêu người Huế không ở Huế, rải khắp non sông giọng Huế mình". Huế muốn cường thịnh phải tụ trở lại; phát triển Huế không thể thiếu vắng những người con xa quê.
Tôi nhớ mãi những tấm lòng vàng của các chị, các mẹ, các sơ, ni sư đang chăm lo, bù đắp cho các trẻ gặp bất hạnh trong cuộc đời với cả tấm lòng người cha, người mẹ.
Những buổi gặp bà con trong di dân lịch sử Kinh thành Huế; gặp gỡ Huế với người Huế xa quê; lắng nghe suy tư, trăn trở của trí thức Huế; những ngày căng mình cùng lực lượng cứu hộ Rào Trăng; những đêm không ngủ trong những ngày chống dịch; hòa mình với học sinh, sinh viên trong tiếng cười hồn nhiên, rạng rỡ; lắng nghe tâm tư của trưởng họ tộc, già làng; trong những cái bắt tay chân tình của anh chị công nhân môi trường, cây xanh, các chị tiểu thương Đông Ba, người làm công tác xã hội, người lái Taxi, đạp xích lô, với nụ cười niềm nở của người dân trên đường phố... tôi từng gặp là những thời khắc khó quên trong đời.
Cám ơn Huế, vùng đất đã dạy cho tôi biết tự hào, lòng biết ơn và khát vọng; cám ơn gia đình, thầy cô giáo và bè bạn đã cho tôi lòng hiếu nghĩa.
Cám ơn những tình cảm, những tấm lòng ấm áp mà bà con bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho Huế và cho tôi; những tình cảm đó đã là nguồn cảm hứng vô tận để tôi sáng tạo, cống hiến, vun đắp giấc mơ Huế.
Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế đang trải ra, người dân Huế làm chủ giấc mơ của mình, đó là hành trình không có rào cản và tư duy nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ mới bắt đầu với bao kỳ vọng về đội ngũ lãnh đạo trẻ trung, năng động sẽ nâng tầm ước mơ; để Chủ nhật Xanh sống mãi trong xứ sở mai vàng; để tuổi trẻ học đường rạng danh đất học; để Kinh đô áo dài trở lại thuở vàng son; để những bàn tay tài hoa thăng hoa Kinh đô ẩm thực; để người Huế xa quê được tụ về nguồn; để Huế mãi sang trọng, quyến rũ và tự hào.
Biết bao ấp ủ, kỳ vọng cho giấc mơ Huế đã cuốn hút cả cuộc đời tôi !
Chào thân ái!
PHAN NGỌC THỌ
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
SH
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.
Sáng 16/10, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Quân khu 4 và các lực lượng chức năng để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, cứu nạn và bàn phương án tìm kiếm 16 công nhân đang mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.