THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT

16:12 28/04/2019

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Đại tướng LÊ ĐỨC ANH sinh ngày 1-12-1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1937; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5-1938. Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9-1992 đến tháng 12-1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1997 đến tháng 4-2001). Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22-4-2019 (tức ngày 18 tháng 3 năm Kỷ Hợi), tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhất; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh với nghi thức Quốc tang.


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM



TÓM TẮT

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH
 

nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam), sinh ngày 1-12-1920; quê quán: Xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1937; vào Đảng tháng 5-1938.
 

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Năm 1937, đồng chí tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế); tháng 5-1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1939 - 1943, địch khủng bố mạnh, mất liên lạc, đồng chí vào Hội An, Đà Lạt, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một tham gia hoạt động trong các hội Ái hữu.

Tháng 3-1944, đồng chí bắt liên lạc được với tổ chức và được giao nhiệm vụ hoạt động trong các nghiệp đoàn cao-su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi, Xa Can, Xa Cát.

Đầu năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng trung kiên trong các nghiệp đoàn, chuẩn bị đấu tranh võ trang.

Tháng 8-1945, đồng chí được phân công phụ trách chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền ở các đồn điền cao-su và hai huyện Hớn Quản, Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Thời gian này, đồng chí tham gia Quân đội, chỉ huy giành chính quyền ở Lộc Ninh, tham gia tỉnh ủy lâm thời, phụ trách quân sự phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một.

Tháng 11-1946 đến tháng 10-1948, đồng chí làm Chính trị viên Chi đội 1 (sau là Trung đoàn 301), Trung đoàn Ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một.

Tháng 10-1948 đến tháng 12-1948, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 7, Quân khu Ủy viên.

Tháng 1-1949 đến tháng 10-1949, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 8, Quân khu Ủy viên.

Tháng 11-1949 đến tháng 5-1950, đồng chí làm Tham mưu trưởng Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Quân khu Ủy viên.

Tháng 6-1950 đến tháng 12-1950, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 7.

Tháng 1-1951, đồng chí làm Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Tháng 5-1955, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 10-1957, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 12-1958, đồng chí được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8-1961, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8-1963, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8-1965, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân Ủy Miền.

Năm 1968, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân Ủy Miền.

Năm 1969, đồng chí giữ chức Tư lệnh Khu 9, Phó Bí thư Khu ủy.

Năm 1974, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân Ủy Miền. Đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm từ Đại tá lên Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (tháng 4-1974).

Năm 1975, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam.

Tháng 5-1976, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân Khu Ủy.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 6-1978, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh kiêm Chính Ủy Quân khu 7, Ủy viên Thường vụ Quân Ủy Trung ương.

Tháng 1-1981, đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 6-1981, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 12-1984, đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2-1987, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 9-1992, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, làm Thường vụ Bộ Chính trị.

Tháng 12-1997, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VIII, đồng chí xin thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến tháng 4-2001.

Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9-1992 đến tháng 12-1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến tháng 4-2001); Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX.

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhất; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

 

DANH SÁCH BAN LỄ TANG

đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,

nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam


1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

5. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.

6. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

7. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

8. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

9. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

10. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

14. Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

17. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

18. Đồng chí Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

19. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

20. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

21. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

22. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

23. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

24. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước.

25. Đồng chí Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

26. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.

27. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

28. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

29. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

30. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

31. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

35. Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

36. Đồng chí Trung tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7.

37. Đồng chí Thiếu tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 9.

38. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

39. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
 

THÔNG BÁO

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG

ĐỒNG CHÍ ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH


Tang lễ đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh quàn tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, ngày 3-5-2019, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh từ 11 giờ cùng ngày 3-5-2019, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ an táng từ 17 giờ cùng ngày 3-5-2019 tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, tại Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 3-5 và ngày 4-5-2019), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
 

BAN LỄ TANG




Theo Nhân Dân Điện Tử















 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.

  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường, có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Dù bây giờ ở Huế có nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng những ai một lần được thưởng thức những món ăn dân dã, nhưng ngọt ngào dư vị đồng quê của làng Nam Phổ chắc chắn sẽ không thể nào quên. 

  • Du lịch trải nghiệm luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đi tham quan. Tại các làng nghề truyền thống, việc để khách tham quan tự làm ra các sản phẩm, thực sự đã thu hút và hấp dẫn du khách.

  • Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất dân gian. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

  • Tới Huế mà chưa xuống thuyền nghe ca Huế coi như chưa biết đến đất Cố đô. Vì thế, dù bận đến đâu du khách cũng cố dành thời gian “tựa mạn thuyền rồng” để thưởng thức thú chơi tao nhã và độc đáo này. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, ca Huế trên sông Hương lại đang bị vướng vào lắm nỗi niềm.

  • Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… tất cả đã tạo nên một Huế mộng mơ rất đặc trưng và luôn là điểm đến thú vị đối với mọi du khách.

  • Một trong những kiến trúc đặc trưng của Huế là nhà vườn. Hai khu vực có nhiều nhà vườn nhất là Vĩ Dạ và Kim Long. Vĩ Dạ, cái chốn nửa thôn quê, nửa thị thành mà ai cũng biết ấy xuất hiện trong một kiệt tác của Hàn Mặc Tử. 

  • Sáng ngày 26/10, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có buổi tiếp xã giao Đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan làm Trưởng Đoàn. 

  • Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.

     

  • (SHO) - Nhằm mục đích tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh,  Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Tỉnh ủy TT- Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Chí Thanh” tại tỉnh TT- Huế vào ngày 31/12/2013.

  • (SHO) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền.

  • Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới

  • Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh “ Giao cảm” của nữ họa sĩ Đặng Thị Thu An, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật - Trường Đại học Nghệ thuật Huế vào sáng nay, ngày 19/10/2013.

  • (SHO) - Tối ngày 17/10/2013, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ nữ: Thúy Nga, Từ Nguyễn và Lưu Ly. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

  • Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...

  • (SHO) - Vừa qua, tại công viên Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra các hoạt động nhân Kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát động đợt thi đua cao điểm hướng đến Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. 

  • Nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế đã ngập trong nước lũ sau khi cơn bão số 11 đi qua.

  • SHO - Vào chiều 14/10, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã diến ra buổi khai mạc triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.

  • Ở tuổi 92, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn còn khá minh mẫn, mắt sáng, tai tinh, giọng nói nhẹ nhàng đúng chất của con nhà dòng dõi. Cụ chính là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - Hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng (triều đình nhà Nguyễn).