Nguyễn Nhật Huy - Nhật Chiêu - Nguyễn Thánh Ngã - Trương Thị Kim Thủy - Ngô Thị Ý Nhi - Lưu Xông Pha - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh
Tác phẩm "Đêm trăng ấy" của HS Nguyễn Văn Tùng
NGUYỄN NHẬT HUY
Thế giới hình chai vỡ
Anh thích nhìn thế giới như những chiếc chai vỡ
Bởi trong đó có sự nuối tiếc vẹn nguyên
Và ở nơi những lát cắt của bóng đêm
Hàn gắn cái đuôi của ngôi sao bạc
Một ước ao yên bình
Anh viết thư cho biển và quẳng lên con sóng câm
Hồi âm vắng
vỡ vụn cùng buổi chiều bằng cát
Đang chảy về khô cạn
Ôm bình tro thả cái chết bài thơ
Nhìn thế giới hình chai vỡ
Một bầu trời mở nắp trống trơn.
NHẬT CHIÊU
Đón đợi thu không
Bởi mùa thu đến thu ba
ánh lửa u huyền đôi mắt
trang đời phôi pha phôi pha.
Bởi mùa thu đến thu chi
còn lá sen xanh còn hoa con gái
trắng vô ngần trà mi trà mi.
Bởi mùa thu đến thu ai
một nửa ô che đời một nửa
gót chân mềm mưa bay mưa bay.
Bởi mùa thu đến thu không
khi ta còn nửa mây nửa gió
khi tình đến tình không tình không.
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Ngày sinh của chiếc lá
Ngày sinh ra
Đôi mắt của thế giới nhìn tôi
Bằng tháng hai trong suốt
Dịu nhẹ
Tôi là chiếc lá
Phổ quang xanh
Gầy guộc những con đường
Dẫn về tối sáng
Dẫn về hoa hướng dương
Đỏ chói và đục ngầu nỗi nhớ
Tôi lớn lên theo hệ mặt trời
Quay quanh trục con người ảo mị và ác nhân
Bao la cánh đồng làng
Cua cáy vẽ bùa
Cha tôi cày lên giấc mộng
Chiếc lá ăn phù sa
Nâu buốt và hồng phấn
Vàng úa đường vân cong
Nơi đầu lưỡi thả giọt nước
Thả giọt sương mù rơi chậm
Vào đất đai
Ngày ấy cũng sinh ra đàn bướm
Bay chập chờn khi đẻ trứng
Nách lá ấm lên...
TRƯƠNG THỊ KIM THỦY
Chỉ là...
Chỉ là....
một chút nhớ thương
Nửa đời lận đận
tơ vương lối về.
Vô tâm,
chạm nhẹ câu thề
Rát đau xé ruột
tình mê đợi chờ.
Xuân tàn theo gió
lơ thơ
Đẩy đưa vực thẳm
xa mờ cố hương.
Tội thân vạt cỏ
bên đường
Nỉ non tiếng dế
canh trường mù khơi.
NGÔ THỊ Ý NHI
Mặt trời đi trong chiều sương
Mặt trời đi trong chiều sương
Thơm nỗi buồn trái chín
Phía bên kia đồi mình từng lỗi hẹn
Một màu xanh ngậm ngùi.
Bầy ngựa hoang về nhơ nhơ gặm cỏ
Mặc mặt trời lang thang
Lang thang…
Một mặt trời đã khuất lấp hào quang
An nhiên với hành trình đơn độc
Cỏ bên kia đồi thôi không còn rạo rực
Níu làm chi ngày xanh!...
Sương
Nằm nghe trăng sáng bên đồi
Nghe cây nghiêng xuống thả rơi bóng mình
Giọt sương chạm cõi phù sinh
Gặp mùa trăng ấy đọng thành giọt đau…
LƯU XÔNG PHA
Trên cánh gió
Sáng nay loài có cánh đã bay
Cánh cụt còn ở lại
Trên tảng băng trôi ra từ trí nhớ
Ngày mai bọn không chân sẽ đi
Chỉ có chân ở lại
Đóa tâm
Hoa rạng ngời
Sáng nay vẫn ánh sáng hôm qua
Con đường hôm kia mọi thứ
Nắng ngổn ngang
Tiếng người tự ngàn xưa
Gió
Xé toạc cô đơn
Số phận rơi ra từ khát vọng
Những đồng xu leng keng sự nghiệp leng keng
Chùm âm thanh không lạ
Lạ là không thể quen
Sáng nay như sáng qua như sáng mai có thể
Âm mưu bất thành
Bài thơ vỗ cánh bay đi!
TRẦN TỊNH YÊN
Bản thảo tro bụi
Bờ bên kia đã khép
hoa đã nở hết mùa
những nụ cười còn thơm hương chanh
nằm mơ cát bụi
Một ngày không còn cứu rỗi
không còn dấu hiệu quá khứ
chỉ còn hơi thở của căn tính
cất lên từ những bội âm sợ hãi
giữa gai nhọn xanh rờn
Đêm thì thầm tóc rụng
về đẩy thuyền qua quá khứ
một ngày không tên và vô tướng
trong cơn mưa riêng tư ở một điện thờ
không hình bóng
Tôi ngồi chờ đêm mọc cánh
bay qua vòm mái vô vi
nhặt những hồn đuối lửa trên chuyến xe
chở bầy lưỡng thê
vừa từ giã ao chuôm đi về phía
bể dâu
Tháo rời giấc mơ ra khỏi ký ức
con cá mù đứng buồn trong xác nước
chờ câu kinh đẩy cửa bước ra
trên môi em sẫm tối
ngày thân thể tôi đổ mưa...
NGUYỄN VĂN THANH
Với các bệnh nhi ung thư
Ngoài kia nắng hoe vàng mái phố
Bắt gặp chiếc lá xanh bên hành lang phòng bệnh
Cơn cớ nào đưa em tới đây
Ngoài kia xanh rạng rỡ trời mây
Lá còn non nhựa vương lỗ chỗ
Ai làm em đau?
Cơn cuồng phong…
Thả một màu xanh xuống nền gạch cứng
Tôi dập vùi sau cơn bão lớn
Nhàu nhĩ úa vàng
Xót thương chiếc lá xanh non
Đau xé tâm can đắng cay số phận
Mơ hồ bên tai tiếng trống trường xa gọi
Lao xao hoa lá reo vui
Thương em thương em
Chiếc lá xanh non héo úa từng ngày…
(TCSH357/11-2018)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT