Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
"Khoảnh khắc" - tranh của HS Nguyễn Võ Trí
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Uống rượu với Nguyễn Du
Vẫn chén vẫn be mà ông thì đi vắng
Vào núi Hồng săn nai hương?
Sang Trường Lưu hát giao duyên cùng phường vải?
Cô gái quán Tiểu Khê mời tôi uống rượu
Một chén một be đợi ông về.
Tôi đợi đến tận khuya
Nghe câu Kiều bạc tóc
Mình thương mình xa xót
Hoa lê rụng cuối vườn
Ông vẫn đi cùng thập loại chúng sinh
Khóc thương từng con chữ
Con chữ như phận người
Lập lòe trong cỏ
Con chữ như tên nỏ
Bắn vào nỗi u mê
Ông vẫn đi
250 năm không nghỉ
Nàng Kiều sống cùng ông
Hương cuối mùa thơm mãi
Sông Tiền Đường vẫn chảy
Sóng động bến Giang Đình
Vẫn còn đó Thúc Sinh
Vẫn còn đây Từ Hải
Gã bán tơ sống lại
Mụ Tú Bà hồi sinh
Giật mình mình lại thương mình
Thương cây bút bị đòn roi bao đận…
Vẫn quán Tiểu Khê tôi đợi ông đến sáng
Nghe tiếng ông văng vẳng:
“Có rượu cứ nghiêng bầu” (*)
Hình như tiếng ông phát ra từ pho tượng
Còn ông vẫn đi
Đi mãi
Chẳng cúi đầu
Be rượu cạn lúc nào
Chén rượu cạn từ lâu
Bao giờ
Dù có
Mai sau…
Hà Nội, 30/8/2015
.......................................................
(*) Thơ chữ Hán của Nguyễn Du: “Hữu tửu thả tu khuynh”.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Ghé nơi ở cũ
Về ngang một trưa tiếng chửi thề tiếng nẹt pô xe máy gã chồng
ghen tiếng khóc câm người đàn bà
Ngày nảo tháng nào năm nao không nhớ
Chỉ nhớ mấy dòng kết luận bác sĩ trên bệnh án của anh của em của ai kia
Trơ khấc lầm lì tàn nhẫn
Rồi con tàu hộc khói lao đi
Những mặt người trôi trôi đớn đau ô cửa
Những người đưa tiễn rồi trở về hay còn đi những đâu không thể biết
Hàng cây bên đường vẫn ra lá non gió vẫn thơm mùi thịt da con trẻ
Rồi biển nữa
Đầm phá nghiêng nghiêng say nắng
Mây trên cao vẽ một mặt người
Trẻ trung tự tin cười cợt
Về qua một bến sông xóm cũ đã thị thành
Không một bậc đá đổ xuống dòng sông những bờ tóc xõa
Một biển người gầm gào mặc cả cầm cố bán mua cầu kinh ra lịnh
Chợt khuya cửa đóng then cài
Vẫn con tàu hộc khói lao đi
Ồ em vẫn trưa xưa
Trơ khấc lầm lì tàn nhẫn
ĐỖ XUÂN THU
Dạ thưa…
Dạ thưa… ngọt thế sông Hương
Chuồn chuồn mắc phải tơ vương rối rồi
Còn đang thao thiết dòng trôi
Mà sao đã vội bồi hồi nhớ nhung
Dạ thưa… e ấp thẹn thùng
Để cho gỗ cũng cháy bùng khát khao
Dạ chi dạ ngọt dạ ngào?
Hình như đá cũng chênh chao Ngự Bình?
Dạ thưa… con mắt đa tình
Ngây ngô tôi chẳng biết mình là ai
Em cười như đóa hoa mai
Bao nhiêu thành quách đền đài ngả nghiêng
Dạ thưa… bình yên… bình yên…
Dịu dàng Huế
Dịu dàng em
Dịu dàng…
Em hò mái đẩy tôi sang
Trăng thu in bóng mơ màng sông Hương
Xin đừng “dạ” nữa, Huế thương!
Một “dạ” thôi cũng trăm đường khổ tôi
Đã đi khắp ngược cùng xuôi
Phải lòng Huế
Ở lại rồi!
Dạ thưa!
Ngày 15/9/2015
(SH320/10-15)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên