Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
HOÀNG VŨ THUẬT
Đảo-một-mình
Ngọn nến anh mang theo cháy từ Tam Đảo
lửa của năng lượng tình ái
âm ỉ ngày và đêm
giọt máu cuối cùng lặn sâu bầu ngực
chiếc cầu bắc qua bóng tối
dòng sông ngừng chảy đã lâu đọng thành đá tảng
li ti cát trắng niềm mong đợi giọt nước mắt em
thành phố không vỉa hè không có người đi bộ không cây xanh
mùi cá thơm thập thò đậu lên vai áo
lẫn giữa mái ngói nham nhở
một căn nhà bã trầu
ngọn nến giờ là chủ nhân là thân xác là mặt trời của anh
tìm đâu con còng gió bạn bè quen thuộc
tìm đâu giọng nói nghìn lớp sóng trên cao
một nửa thành phố chết một nửa tinh cầu mọc rễ
em đặt tên Đảo-Một-Mình
ta xây lâu đài bằng vệt sao đầy đặn kiêu hãnh
giữa ngã ba đường những điều cấm kị
câu thơ thắt nút
thơ hay sợi dây vô hình khắc nghiệt
buộc anh và em và chằng chịt hờn ghen
em bảo không gian thời gian ranh giới những khái niệm
chẳng có gì là thật
sự thật đang bay đang bay đang bay
đôi cánh nhiệm màu
em trải mình trong chiếc áo mỏng màu rêu
ban mai trôi đi vội vã sang chiều
một vầng trăng nến sáng.
ĐỖ VĂN KHOÁI
Về thôi
Về thôi ta ơi! với phố
Về với góc đời lặng im
Khói sương nhiều khi bỗng nhớ
Lại nôn nao dậy đi tìm
Về thôi ta ơi! với gió
Với đêm trăng treo cửa thành
Mùa sen như vừa kịp nở
Còn ai thao thức đợi mình?
Về thôi ta ơi! nếu lỡ
Đã yêu là phải mong chờ
Về thôi ta ơi! nếu sợ
Đã đi là mãi quên về
Về thôi ta ơi! với cỏ
Ngả lưng mới biết là mình
Đêm đêm tiếng chuông thầm nhắc
Tất cả đều là mong manh
ĐỨC SƠN
Đá này
Đá này xanh thẫm tháng năm
Đá xanh tuổi đá, mình đong tuổi mình
Đá xanh rì, tuổi rêu chi
Mái tóc trơ đá
Giấc mơ hương ngày
Rừng biên cương, đá gọi tên nay
Nắng xuyên kẽ lá, chợt say môi hiền
Đá hòa tấu, đẹp thiên nhiên
Hoa khoe mắt đá, mùa chan chứa mùa
Đá này là nơi đã từng
Lâng lâng gối đá, góc rừng lô xô
Đã từng sương trắng, phấn ngô
Đã từng gạo hẩm, muối chưng mặn mòi
Đã từng trèo đá sá chi!
Đã từng chung bát canh suông, nói cười
Đã từng gột áo, giặt sương
Đã từng ngụp lặn suối ngàn đá chông
Đã từng miền nhớ khói lam
Bếp thơm ngô nướng
Linh thiêng cổng trời
Bạn bè tôi, rừng núi ơi!
Đá giăng giăng lũy
Cho ngày bình yên.
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Nhẩm đếm
Đôi khi mơ giấc mơ của đá
giữa không tên lặng suối ngàn.
Đôi khi hát bài ca buồn
Lời nôn nao bỗng nghẹn.
Đôi khi quên ngày vui
Tình em đã tắt.
Đôi khi không còn
mơ giấc quên.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Chuyển mùa…
Nhóng nhánh mắt chuồn chuồn bay thấp
Cỏ gà rưng rức lối gai
Váng trứng rộ tăm tăm mùa cá đẻ…
Tôi khúc xạ rong rêu qua những miền ký ức
Những đường cong nhu nhú nảy mầm
Em - núm vú ứa ra mùi sữa lúa…
Hình như mùa đang trở
Hình như tôi đang ngậm đòng đòng…
HƯỜNG THANH
Nhóm lửa nghe khan hát
khan ơi, ngồi nhóm lửa cùng tôi
khi chung quanh chẳng nào vành tai bản làng
ở bên lửa, người huơ những ngón xương Amah
đừng buồn khan ơi
khan hát đi, lửa sẽ vui mừng
tôi được nghe khan, dù chỉ mình soi gương vào đám lửa
những người trẻ rời xa khan dưới êlan rộng
vắng đi vành tai làm trí nhớ mất giọng mùa năm
mlam buồn lắm, cây rừng chỉ biết chỉ biết ngửa vào sử thi
khi chung quanh chẳng nào câu ru bằng lời hát cho đứt nối
khan ơi mọi thứ
vẫn muốn nghe khan hát trong mưa
a mưa…
những ngón xương Amah rung lên rung lên mùa thu
khi chung quanh nếp nhăn rơi lấm tấm
khan hứa với tôi, khan sẽ không như H’drah Jan cuối cùng
bên ánh lửa trong nơi rủ mù chỉ có khan làm ấm
khan ơi đừng đi vào lớp tro tôi…
-------------
* khan: sử thi kể bằng tiếng Ê-đê.
(TCSH331/09-2016)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT