Vĩnh Nguyên - Đào Duy Anh - Đông Hà - Nguyen Su Tu - Khét
Tác phẩm "Sương phơi chiều tượng đá" (Acrylic, 100cm x 100cm, 2020) của HS Đặng Mậu Tựu
VĨNH NGUYÊN
Hình như
Hình như tôi bay
Và đậu xuống vầng trăng mảnh mai
Cánh tay khoanh đầu ngái ngủ
Ơn trời
Tôi hôn vầng trăng mồng bốn(*)
Em chẳng trốn mẹ
Em ngồi bình yên trong ngôi nhà bình yên
Có sắp nhỏ rúc rích
Rồi bay đan làn mây xám…
Hình như có chớp giông đầu hạ
Trăng mồng bốn khuất dần đầu non
Mùa gặt
Tóc em thơm rạ rơm
Hình như tôi không bay
Vầng trăng không nhú đầu non
Là em
Hình như…
------------------------------
(*) Ngạn ngữ: Trăng mồng bốn trốn mẹ đi chơi
ĐÀO DUY ANH
Viết từ vô thức
Sau những kìm nén ma lực khôn lường của bóng tối tâm thức giúp ta hiểu phần thất lạc ẩn kín trong mình bằng trải nghiệm yêu thương
mùa đau dịu dàng che giấu nỗi buồn cho niềm đau lao theo ảo giác của triệu triệu neuron thần kinh dẫn mình vào giấc mỏi/ ta hiền như bồ câu đi nhặt thóc em săn bẫy gì những hạt lép vừa buông/ ta đã dâng niềm yêu thương cuồng nhiệt và vẻ đẹp mạnh mẽ tuyệt vời để biết chưa bao giờ mình dịu dàng đến thế / ta trần truồng linh hồn và thể xác không phải để chói lọi mà để phân trần như cát bụi bày tỏ mình một hoang mạc nguyên sơ/ ở đó ta yêu em trong lành và cũng đã sôi như viên thuốc sủi bọt bàn tay mẫn cảm cầm chiếc ly chứa bùa độc dược/ không biết sẽ có phải viết điếu văn/ trong vô thức sống cuộn lên bao phức cảm và sang chấn tinh thần bóng tối rung chuông ký ức/ những buồn thương và tiếc nuối sẽ không còn một sáng trong để trở lại cầu xin cứu vớt khi mọi giá trị xước vỡ/ ta nhìn hư không như một tang chứng không biện giải được linh hồn những vết roi quất xuống niềm tin/ thời gian tan không gian tan ký ức tan/ chúng ném ta vào tận cùng của hư huyễn ở đó thực thể điên loạn ngự trị bóng ta chèn bóng tối/ những lập lòe cái chớp mắt đậy lại như nắp quan tài/ cuộc đày ải trân ái nỗi buồn đã cấy qua mọi động thức trên văn bản lê thê cuộc người/ ai cho ta niềm vui và tuyệt vọng sao cái đầu cấu thành vô vàn điều không thể và những điều biết không thể lý giải/ sự tồn tại phi lý trong những khoảng âm u và ta sống trong sự phi lý ấy như đồng hành hỏi buồn không/ Thượng đế đã ban kiếp con người rồi ra tay thưởng phạt/ ta tội tình chăng sao Thượng đế không cảm ơn ta những ngày còn vất vưởng nên Người được nhẹ nợ đến vậy
mất khả năng phán đoán và một nửa những gì ta viết là vô nghĩa nhưng ta nói nửa ấy ra để nửa kia có thể với tới người
ĐÔNG HÀ
Miền yêu thương
Con mắt bồ câu cây cầu giải yếm
Ai dắt đam mê lội sóng đi tìm
Ta về trỉa hạt chân chim
Bỏ khăn bỏ áo đi tìm dửng dưng
Người đi có một muôn trùng
Sao ta đứng ngóng lưng chừng non mây
Bàn tay không đổi bàn tay
Bao lời trắng xóa đã đầy trong nhau
Con mắt bồ câu thương ngày nắng hạ
Ta theo người lạ nắng quái qua sông
Buồn tình thả hạt thong dong
Nở ra bờ bãi ngóng trông vô cùng
Người đi rút ván đóng thuyền
Ta về gieo lại một miền yêu thương…
NGUYEN SU TU
Quy Nhơn
Đừng quay về nữa với Quy Nhơn
chúng mình xem nhau như chưa từng gặp
ngày thương mến đã qua
chẳng có gì bất ngờ trong cuộc đời toan tính
cứ xem bữa ấy mây u ám
và trời cứ thế
đổ mưa
và mình cứ thế lưu vong
Em từng gọi Quy Nhơn rồi ngủ thiếp
nhân gian hà khắc vốn lâu rồi
đừng thức dậy những nỗi buồn mất trí
Quy Nhơn cần quên thôi
Trên chuyến tàu ì ạch
mình xuống ga nào cũng lẻ loi
lũ người chen nhau trên toa chật mùi ủ mục
bọn mình không đủ sức ngóp ngoi
Ngày mình cầm tay thật chặt
giờ nghe hơi thở cạn sum vầy
vong thân trần thế
ngày u ám
trắc ẩn lên mùa li tán Quy Nhơn
Kệ những oái ăm người mua bán
áo quan chằng chịt vá mai sau
em cười nguệch ngoạc quên mà nhói
ngón đau đời tất tả chỉ vào đâu
xem như trái đất
ngày tận thế
cho hình hài về tận hôn sâu...
KHÉT
Ngồi cùng ma núi
tôi thấy mình sũng ướt giữa ngọn đồi
khi trăng tháng ba về qua lối cũ
có loài chim kêu lên rất lạ
những hàng cây cụt đầu
cắm dài trên tuổi hai mươi
tôi nhận ra mình hoang vu
trong tay em sấp ngửa
lửa cháy dưới chân và nước dội trên đầu
tôi về ngồi cùng một con ma núi
mới hay cổ tích
chết yểu
trên tay người.
(TCSH400/06-2022)
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.
LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.
THANH THẢOKhối vuông ru-bích
Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng
ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
LÊ THỊ KIM
Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng
LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại
LƯU TRỌNG LƯCó những vườn
NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác
Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng