Thơ Sông Hương 05-2023

14:21 31/05/2023


Đình Minh - Ngô Mậu Tình - Đinh Ngọc Diệp - Lưu Xông Pha

Tác phẩm "Buổi trưa Lao Sa - Hà Giang" (Sơn dầu, 120cm x 90cm, 2023) của họa sỹ Đặng Tiến

ĐÌNH MINH

Người đàn bà

Người đàn bà vác gàu ra đồng
tát nước dưới trăng
nhìn bóng sen, nhớ hương tấm áo
từ lâu theo gió về trời
bàn chân in mặt thời gian chơi vơi
qua những cánh đồng nứt nẻ,
qua những rình rập đạn bom.
Nỗi lo đêm lũ phập phồng…
gàu sòng múc ánh trăng vàng
nhưng chỉ nghe tiếng sôi bọt nước
vai mòn vẹt chất chồng
lòng lở bồi bao khúc vì con
những khối u cào xé đêm mòn…

Người đàn bà mang theo ca dao đi cấy
xao xác buồn trông ngóng chân mây
lạo xạo tiếng chân cua
cùng với truyện cười đựng vào trong giỏ
lấy tục ngữ răn mình
cột khát thèm vào sợi dây tam tòng tứ đức
phút hồn chênh vênh bên mép vực
bắc câu Kiều tình tự với trăng suông.

Rồi rụng vào mùa lá
vẫn mơ hồ quen lạ như gió qua đường
cả cái tên riêng
cũng chìm vào quên lãng.



NGÔ MẬU TÌNH

Âm vọng

Những đám mây chờ gió
bạc tóc rừng thiêng
con suối đếm bước chân về xuôi
tiếng động nhặt khoan tràn về hơi ấm
 rụng vun trống vắng

Người đi rẫy vin cành cong
nhặt từng tiếng chim trên núi
hơi thở hình vệt khói
vẽ lên nương
đôi mắt thung sâu

Lau trắng đầu người
nhuộm mùa đông cũ
bao nhiêu say đắm
đựng trong mỗi con suối con khe

Vọng âm lắng vào ánh mắt
ngày chuyển bước cô đơn
tiếng bầy vượn úp mở
cổng trời vươn như cánh tay

Đêm và ngày
chỉ có cô đơn là một
khi yêu thương không liền tay.



ĐINH NGỌC DIỆP

Trống Mái

Ngự trên núi, nghe làng ru sóng
Trống Mái* gối lên mây trắng ngủ lưng trời
Mây dưới núi bồng bềnh hay nón trắng
Nón mẹ già gánh cá đem phơi

Mẹ biết chăng chuyện tình xưa ấy
Đá vẫn tương tư hoài vọng kiếp người
Ngỡ giây phút tìm quên vào khoảng biếc
Cánh ôm choàng tha thiết đất chôn rau

Thuyền nằm bến. Biển xa ôm lũng núi
Biển mắc trong thông từng miếng xanh ngời
Biển tràn khắp gầm trời - cơn hồng thủy
Tai họa một thời… thương mãi đá mồ côi

Thuở lụt bể chết mấy đồng, mấy núi
Đứng chôn chân những rùa đá, voi chầu
Làng sót lại đôi vợ chồng
cũng không qua cái đói
Phút cuối cùng hóa đá, vẫn tìm nhau!

Không tiên, thánh lại đi vào huyền thoại
Chạnh niềm xưa, trai gái vẫn mang sầu
Bước hành hương ngẩn ngơ tìm dấu cũ
Hỏi mẹ già tóc cước trắng phau

Đôi lứa được theo tay mẹ chỉ
Mẹ xuống làng, vai trĩu gánh yêu thương
Chân héo gót, bước lần nghe nhịp thở
Thức dậy hồn Trống Mái thuở quê hương…

--------------------
(*) Thắng cảnh thiên nhiên Hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.




LƯU XÔNG PHA

Ngày xưa là chuyện cũ

Ngôi nhà cũ người xưa không về nữa
Ánh đèn chong cánh cửa hé mong chờ
Sợi tóc dài cô đơn ôm ghế dựa
Một làn hương thoang thoảng vướng cơn mơ

 bướm mộng biếng lười cài hoa nắng
Để giọt mưa lẻ bạn ghé lên thềm
Chiếc khăn quàng trên dây phơi sũng lạnh
Tủ áo còn ngắm nghía vệt sầu loang

 tiếng cười lướt qua miền tâm thức
Buồn trăm năm một trận đẫm tâm hồn
Những khát vọng điên rồ cày mặt đất
Cũng vô nghì khi thiếu dấu môi hôn

Từng con chữ mơ màng không chợp mắt
Từng câu thơ khắc khoải muốn tan hàng
Chiếc giày cũ ngáp dài nghiêng bóng lệch
Cứ so hoài đôi vớ tận xa xăm

Ngôi nhà xưa người xưa thành cổ tích
Phòng rỗng rang không chứa được xuân thì
Chén cơm ngóng lời thương từ đôi đũa
Lệ tần ngần không nỡ ướt vành mi…

(TCSH411/05-2023)
 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...

  • Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi  - Quỳnh Như

  • LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.

  • Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn  - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế

  • Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in:                + Gửi con lời ru                + Em đi ngang chiều gió                + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng:                + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM                + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ

  • Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh

  • Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...

  • Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.

  • Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...

  • Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân

  • Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988)           + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)

  • CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

  • Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh

  • Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.

  • NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

  • Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn

  • Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy

  • Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái

  • LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.