Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.
Cửu Vị Thần Công từng bị quân đội Pháp chiếm sau ngày kinh đô thất thủ, nay đã trở về Huế
Năm 1862, sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ vào tay thực dân Pháp và phải ký Hòa ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn đã huy động rất nhiều vàng bạc và các cổ vật để đền trả số chiến phí 4 triệu piastre (đơn vị tiền tệ 3 nước Đông Dương thời thuộc địa Pháp) được quy đổi thành 2.880.000 lạng bạc cho Pháp.
Điều tàu chuyển kho báu về Pháp
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, thời nhà Nguyễn, vua thường ban tặng kim sách (sách bằng vàng), ngân sách (sách bằng bạc) cho những người có công trạng lớn với đất nước, triều đình. Sau khi ký hòa ước, nhà vua đã yêu cầu in một loạt đồng sách đổi lấy kim sách để trả cho Pháp. Thời đó, có khoảng vài chục kim sách nhưng sau sự kiện này thì còn lại rất ít.
Nhưng vụ mất mát lớn nhất khiến cho triều đình nhà Nguyễn và người dân Huế đau xót, nuối tiếc là sự kiện “thất thủ kinh đô” xảy ra vào ngày 5/7/1885 (23 tháng 5 năm Ất Dậu). Sau khi chiếm được kinh thành, tiếng súng đã im, quân Pháp tràn vào các cung điện thu được 10 triệu đồng, vô số vàng bạc, nhiều thỏi vàng.
Theo một tư liệu tiếng Pháp có tên J. Chesneaux, Contribution à l’Histoire de la Nation vietnamienne xuất bản năm 1955, linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện cướp bóc này, kể: “Với những bản mục lục về tài sản đã có trước ngày 5-5-1885 cầm tay, người Pháp đã lấy ở nhà, các đội thân binh: 113 lượng vàng, 742 lượng bạc, 2.627 quan tiền. Tại cung thái hậu Từ Dũ - thân mẫu vua Tự Đức: 228 viên kim cương, 266 đồ nữ trang nạm kim cương, ngọc trai và đá quý, 271 đồ dùng bằng vàng; tại các lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long: đầy ắp những đồ dùng cá nhân các vua lúc sinh thời”.
Theo Père Siefert, quân Pháp lấy đi mọi thứ của triều Nguyễn dù nhỏ nhất. Đó là vụ cướp phá trắng trợn, “tất cả những thứ gì có thể lấy mang đi được như vương miện, đai lưng, nệm trải nhà, cho đến những ống đựng tăm xỉa răng. Tại các ngân khố hoàng gia, cướp đi một số vàng, trị giá khoảng 24 triệu quan (franc)…” - vị linh mục này thuật lại.
Còn Khâm sứ Rheinart trong một bản tường trình gửi Toàn quyền Richaud vào ngày 28/2/1889, viết: Ngày 5/7/1885, trong vụ bạo động Huế, quân Pháp cướp đi nhiều báu vật. Một sự việc vô cùng xấu hổ xảy ra lúc đó: Một con voi làm bằng vàng, rất kỳ công và có giá trị lớn bị cưa làm đôi vì 2 gã kình địch. Gã nào cũng muốn giành phần cho mình cái chất nguyên liệu của đồ vật ấy.
Ngay bản thân tướng De Courcy, người chỉ huy cuộc tấn công kinh đô Huế, vào ngày 24/7/1885 đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện. “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc giấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng” - De Courcy đề nghị.
Cổ vật thất thoát ra nước ngoài
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến lúc miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, ít nhiều cổ vật triều Nguyễn được bảo quản, trưng bày tại Tàng Cổ Viện (hiện là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) cũng bị thất thoát. Riêng Ngô Đình Diệm đã lấy chiếc nghiên mực Tức Mạc Hầu của vua Tự Đức làm tài sản riêng. Sau khi chính quyền họ Ngô bị lật đổ đến nay, chiếc nghiên mực này đã mất tích.
Trong khi đó, năm 1972, chiến sự xảy ra căng thẳng ở Quảng Trị, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho đóng những cổ vật quý nhất của Viện Bảo tàng Huế vào hơn 80 thùng rồi vận chuyển bằng máy bay vào Sài Gòn. Đến năm 1977, có tổng cộng 1.677 cổ vật được trao lại cho Huế.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An khẳng định thời triều Nguyễn còn trị vì đất nước, các quan lại, hoàng tộc đều sống dư dả, xây dựng các biệt phủ rộng rãi với vô số cổ vật như đồ thờ tự, bàn ghế, vật dụng sinh hoạt và một số của vua ban tặng.
Sau năm 1975, do mới giải phóng nên kinh tế đất nước rất khó khăn, các gia đình này đã bán dần tài sản. Lúc đầu, họ chỉ bán các vật dụng, vàng bạc, tiếp đến là đồ thờ tự, các thứ vua ban và cuối cùng bán cả nhà cửa, chỉ giữ lại cho mình khoảnh đất nhỏ để mưu sinh. Những cổ vật đáng giá đã bị tuồn ra nước ngoài.
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết sau năm 1975, đặc biệt là trong những năm 1980, tại TP Huế và vùng phụ cận, kẻ gian đã đào phá hàng chục lăng mộ của các ông hoàng bà chúa để đánh cắp cổ vật. Lăng Kiên Thái Vương (thân sinh của 3 vị hoàng đế Đồng Khánh, Hàm Nghi và Kiến Phúc), lăng thái hậu Từ Dũ và lăng hầu hết các chúa Nguyễn đều bị kẻ gian đào bới, lấy đi rất nhiều đồ tùy táng giá trị. Mặc dù lực lượng công an và đơn vị quản lý di tích bắt được một số vụ như trộm ở lăng bà Từ Dũ, lăng Kiên Thái Vương nhưng các hiện vật thu được đều phải giao cho ngân hàng nhà nước hoặc đem bán hóa giá. Đây cũng là một tổn thất đau lòng đối với Huế.
Kỳ tới: Đưa cổ vật hồi hương
Ấn kiếm vua Bảo Đại giờ ở đâu? Ngày 30/8/1945, sau khi Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn đã bàn giao hầu hết các báu vật còn lại của vương triều cho chính phủ lâm thời, trong đó có cả bộ ấn kiếm tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế. Toàn bộ số của cải gần 3.000 món được đem ra Hà Nội và bảo quản đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong số những báu vật được bàn giao, kim ấn Hoàng đế chi bảo nặng gần 10,5 kg và chiếc kiếm chuôi vàng nạm ngọc hiện vẫn lưu lạc nơi đất khách quê người. Năm 1949, người Pháp đã tổ chức một buổi lễ tại Đà Lạt để trao lại ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại. Bộ ấn kiếm này về sau hoàng hậu Nam Phương đem qua Pháp và gửi tại Ngân hàng châu Âu. |
Theo Quang Nhật (NLĐ)
Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…
Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới vừa ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2015.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Ngôi chùa hàng trăm năm được đánh giá có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.
Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 - 1765) - cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lăng mộ của đấng thân sinh vua Gia Long còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố.
Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.