PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Hà Nội
Tỏa bóng mát xuống tôi
Là bóng dáng uy thiêng của bao nhiêu thế hệ
Lồng lộng một vòm trời cao xanh đã ngàn năm với thâm nâu mái phố
Rợp tóc tôi là vòm me, vòm sấu
những chứng nhân xù xì mà tuổi lá rụng rơi quên mùa cũ…
Ngoài xa kia
những triền đê luống tuổi
giang tay ôm Hà Nội và ngẩng đầu hứng gió
Gió cuốn vào lòng tôi những dải ngô xanh mướt khua gươm
Gươm Long Biên xưa đếm nhịp cầu nhiều binh đao máu lửa
năm Cửa Ô hằn vết sẹo chiến chinh?
Sông Hồng sóng xoải nằm thở
In bóng dáng mùa mùa và ngàn xưa lam lũ
những người đàn bà từ muôn thuở
đòn gánh có còn vút cong chở hoàng hôn vào phố?
Phố mải miết những kiếm tìm thả ước mơ trôi dọc theo ý nghĩ
Những ý nghĩ về thế giới và hội nhập miên man
Bóng điệp điệp trùng trùng cờ hoa, một chiều thu lịch sử
Nước sông Hồng ngàn năm trôi loang loáng …
Ba mươi sáu phố phường Kẻ Chợ
tôi lạc bước cổ xưa cùng năm tháng
Hoa sữa thổi khát khao vào mắt đêm Hà Nội
Khoe những búp môi hôn đỏ chúm chím nồng nàn
Tóc ai xanh mát nước Hồ Gươm…
Từng giọt đêm Hà Nội chầm chậm chảy trong tôi
Chảy về quá khứ, chảy về hiện tại và chảy đến xa xôi
Như tình yêu bền bỉ của ngàn năm về trước
Tan loãng những heo may
Và người đạp xích lô đêm nay có chở thu thả dấu ngã lên trời?
Sóng Tây Hồ ngàn năm thầm thì vỗ vào tôi
Ướp hương đêm mùi hoa sữa ngày nào cho người đi biệt xứ
Và dấu bùn thơm còn ấp ủ
Hồn sen đất Việt nở bông trắng nhụy vàng
Nắng Cổ Ngư từng búp gió lênh loang…
Đêm se lạnh Đồng Xuân ru giấc phố nồng nàn
Em có về nơi tượng đài Vua Lý mà Hà Nội hân hoan?
Đêm ngàn năm tan chảy
Hà Nội dẫu thật gần, Hà Nội cũng thật xa?
Hà Nội ngày lửa cháy, Hà Nội dáng kiêu sa?
Hà Nội thức trong bạn, Hà Nội chảy trong ta?
Đêm trở dạ …
Thăng Long tóc còn xanh đã lẻ một ngàn năm ?
PTPT
(Hà Nội ngày 10/10/2014 - Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ Đô)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH