PHẠM THỊ ANH NGA
Tặng các Hoàng tử bé và bông hồng của các chàng.
“Đàn ông đã quên mất chân lý này, chồn nói. Nhưng cậu thì không được quên. Cậu trở thành người có trách nhiệm muôn đời với những gì cậu đã thuần dưỡng. Cậu có trách nhiệm với bông hồng của cậu…” (Saint-Exupéry, Hoàng Tử Bé).
Ảnh: internet
Sự sống biến đi đâu
Với đôi cánh thiên thần
tấm thảm lung linh huyền thoại
và những vần thơ trác tuyệt
trái tim chàng bay vút cao
vượt ngưỡng thiên đường
hòa nhịp với muôn vàn vì sao
ngợi ca cái đẹp vĩnh hằng
cùng hằng hà sa số thiên hà tinh tú
Chàng vung những ngôn từ ma thuật
những nhát chém sắc bén
uy lực vô song
Chim muông quy phục cúi đầu
cỏ cây lui về khép nép
hiến dâng lộc biếc chồi non
và mây
từ địa đàng lũ lượt uốn cong
kết tua tủa những dàn chào nghênh đón
Trùng điệp sông nước núi non
tung những tấm áo vàng mơ xanh mướt
óng ánh
đỏ
tía
hồng
son
điểm tô cho cõi giới thi ca diễm lệ của chàng
càng vô cùng tuyệt mỹ
Trời và đất và cả nhân gian
bỗng hóa thành ngõ hẹp tối tăm chật chội
không dung chứa nổi cơn cuồng say phiêu lãng
đang cuốn hút chàng
và chàng mặc sức tung cánh vẫy vùng
bay
bay
và bay
Thi thoảng
vô cùng hiếm hoi
chàng ghé về quê nhà
vườn cây xưa cất tiếng rụt rè mừng mừng tủi tủi
Và ơ kìa
ai kia trong bóng đêm chập choạng
ở góc nào êm ái xưa
mà nay sao quạnh hiu
lạ lẫm
phải chăng
là người một thuở dấu yêu
một thuở đồng hành
nay nhạt mờ ngơ ngác chẳng còn đâu hồn phách
đôi mắt thuở nào tinh anh nay hóa xa xăm
làn môi khô héo
không kết nổi một nụ cười dù rất nhỏ
Chàng cất cao những mỹ từ có cánh
an ủi vỗ về
rất đỗi dịu dàng
rất đỗi mật ngọt
Đâu biết rằng
những hạt nước mắt vụng về nhường kia
nào che hết vết tàn phai đậm nét
trên mắt môi cô gái năm xưa nay đã là thiếu phụ
bởi với trái tim ắp đầy mộng mị
thấm đẫm hoài bão thi ca
khiến mờ hóa mọi thực tại đời thường
làm sao chàng nhìn thấu suốt
Và hồi chuông phiêu bồng lại gióng lên giục giã
yên cương vẫn sẵn sàng
chàng lại tung vó khởi hành
phi nước kiệu
cho những chuyến kỳ ảo phiêu du
chinh phục không thời gian vô lượng
ngày càng xa hơn
xa hơn
Chàng phát lệnh cho đội đồng ca
cho dàn hợp xướng
cùng hòa tấu biến khúc cuồng say mê đắm
với bao sắc màu hoang dại phù hư
bao hương hoa lạ lùng bùa chú
chốn bồng lai
Và chàng bay
bay
bay mãi
Một sớm mai
chân chồn cánh mỏi
chàng quay lại quê xưa
Chốn cũ vẫn vẹn nguyên
nhưng vườn xưa sao hoang phế
sao hiên nhà quạnh quẽ
sao người thiếu phụ mới hôm nào
người con gái thuở xa xưa
không còn
Không còn ai
đến cả một bóng dáng bà lão già nua lẩn thẩn
trong bất kỳ góc khuất quạnh quẽ nào
cũng không có nốt
Sự sống biến đi đâu
đi đâu
đi dâu
chẳng còn mảy may dấu vết …
Giêng Đinh Dậu 2017
(TCSH338/04-2017)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)