PHẠM THỊ ANH NGA
Tặng các Hoàng tử bé và bông hồng của các chàng.
“Đàn ông đã quên mất chân lý này, chồn nói. Nhưng cậu thì không được quên. Cậu trở thành người có trách nhiệm muôn đời với những gì cậu đã thuần dưỡng. Cậu có trách nhiệm với bông hồng của cậu…” (Saint-Exupéry, Hoàng Tử Bé).
Ảnh: internet
Sự sống biến đi đâu
Với đôi cánh thiên thần
tấm thảm lung linh huyền thoại
và những vần thơ trác tuyệt
trái tim chàng bay vút cao
vượt ngưỡng thiên đường
hòa nhịp với muôn vàn vì sao
ngợi ca cái đẹp vĩnh hằng
cùng hằng hà sa số thiên hà tinh tú
Chàng vung những ngôn từ ma thuật
những nhát chém sắc bén
uy lực vô song
Chim muông quy phục cúi đầu
cỏ cây lui về khép nép
hiến dâng lộc biếc chồi non
và mây
từ địa đàng lũ lượt uốn cong
kết tua tủa những dàn chào nghênh đón
Trùng điệp sông nước núi non
tung những tấm áo vàng mơ xanh mướt
óng ánh
đỏ
tía
hồng
son
điểm tô cho cõi giới thi ca diễm lệ của chàng
càng vô cùng tuyệt mỹ
Trời và đất và cả nhân gian
bỗng hóa thành ngõ hẹp tối tăm chật chội
không dung chứa nổi cơn cuồng say phiêu lãng
đang cuốn hút chàng
và chàng mặc sức tung cánh vẫy vùng
bay
bay
và bay
Thi thoảng
vô cùng hiếm hoi
chàng ghé về quê nhà
vườn cây xưa cất tiếng rụt rè mừng mừng tủi tủi
Và ơ kìa
ai kia trong bóng đêm chập choạng
ở góc nào êm ái xưa
mà nay sao quạnh hiu
lạ lẫm
phải chăng
là người một thuở dấu yêu
một thuở đồng hành
nay nhạt mờ ngơ ngác chẳng còn đâu hồn phách
đôi mắt thuở nào tinh anh nay hóa xa xăm
làn môi khô héo
không kết nổi một nụ cười dù rất nhỏ
Chàng cất cao những mỹ từ có cánh
an ủi vỗ về
rất đỗi dịu dàng
rất đỗi mật ngọt
Đâu biết rằng
những hạt nước mắt vụng về nhường kia
nào che hết vết tàn phai đậm nét
trên mắt môi cô gái năm xưa nay đã là thiếu phụ
bởi với trái tim ắp đầy mộng mị
thấm đẫm hoài bão thi ca
khiến mờ hóa mọi thực tại đời thường
làm sao chàng nhìn thấu suốt
Và hồi chuông phiêu bồng lại gióng lên giục giã
yên cương vẫn sẵn sàng
chàng lại tung vó khởi hành
phi nước kiệu
cho những chuyến kỳ ảo phiêu du
chinh phục không thời gian vô lượng
ngày càng xa hơn
xa hơn
Chàng phát lệnh cho đội đồng ca
cho dàn hợp xướng
cùng hòa tấu biến khúc cuồng say mê đắm
với bao sắc màu hoang dại phù hư
bao hương hoa lạ lùng bùa chú
chốn bồng lai
Và chàng bay
bay
bay mãi
Một sớm mai
chân chồn cánh mỏi
chàng quay lại quê xưa
Chốn cũ vẫn vẹn nguyên
nhưng vườn xưa sao hoang phế
sao hiên nhà quạnh quẽ
sao người thiếu phụ mới hôm nào
người con gái thuở xa xưa
không còn
Không còn ai
đến cả một bóng dáng bà lão già nua lẩn thẩn
trong bất kỳ góc khuất quạnh quẽ nào
cũng không có nốt
Sự sống biến đi đâu
đi đâu
đi dâu
chẳng còn mảy may dấu vết …
Giêng Đinh Dậu 2017
(TCSH338/04-2017)
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử
Huỳnh Minh Tâm - Pháp Hoan- Ng.H.Dao Trì - Trần Võ Thành Văn - Trần Quốc Toàn - Lê Vi Thủy