Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Tiếp đến, chuyên mục CÂU CHUYỆN HÔM NAY là cuộc phỏng vấn khá thú vị và sâu sắc với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan qua “Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mĩ”.
Phần VĂN góp mặt với ba truyện ngắn dày dặn. Xanh xanh đồng cỏ, truyện ngắn của Nguyễn Đức Tùng với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng về những số phận bất hạnh “cả Ta lẫn Tây”, có gì đó tương đồng, có gì đó mênh mang như những nốt nhạc buồn. Tác giả trẻ Lê Minh Phong qua truyện ngắn Những bức tranh vẫn trung thành với lối viết đầy ám dụ, nửa tỉnh nửa mê đưa người đọc bị cuốn hút vào sự bay bổng của những hình ảnh, biểu tượng, chi tiết hư thực qua bút pháp là hậu hiện đại của anh. Truyện ngắn Sợi ren lụa màu xanh của Ngô Diệu Hằng viết về một chuyện tình cảm động, sâu sắc của một đôi bạn trẻ, yêu thương nhau trong nỗi đau tật nguyền, một mộc bản của tình yêu vĩnh cửu và cao thượng.
Bài ký ngắn Dấu chân thành Nội của Lê Quang Kết dẫn chúng ta về những khoảng trời của Huế xưa, hoài cổ trong từng ngọn cỏ, viên gạch… của một người con thành Nội xa xứ.
Phần THƠ với những bài thơ lung linh, đa sắc của các tác giả cũ-mới-trẻ-già ba miền đất nước như Thanh Thảo – Chữ Văn Long - Nguyễn Văn Thanh – Trần Dzạ Lữ - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Xuân Thảo - Vy Thùy Linh - NguyỄn Tân Dân - Thúy Liên - Thủy Phạm - Phan Hoàng - Mai Trâm - Nguyễn Man Kim – Nguyễn Hữu Hồng Minh – Nguyễn Công Bình - Bùi Thị Mỹ Hồng – Nguyễn Thiện Đức
Phần NHẠC là các ca khúc Chòng chành đêm Quảng Trị - Nhạc: Nguyễn Việt Hoàng & Thơ: Trần Gia Thái; Biển và em - Nhạc: Mai Xuân Hòa & Thơ: Nguyễn Loan, gửi đến chúng ta những ân tình chan chứa trong từng giai điệu phiêu du của đất, của biển.
Trong mục HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA: bài viết Người con thôn Vỹ ngày ấy của Đài Lân như một nén nhang nghĩa tình cho cố GS. Tôn Thất Chiêm Tế, một người con thôn Vỹ, đã có nhiều cống hiến đối với khoa học lịch sử thế giới trong nền học thuật nước nhà nhân 32 năm ngày mất của ông.
Phần TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
Bài viết “Thúc Tề với trăng mơ” của PGS.TS. Hồ Thế Hà. Sao anh không về chơi thôn Vỹ của GS. Bửu Ý, Xin tạ ơn người tình xứ Huế của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; Văn xuôi Trị Thiên – Huế còn mắc nợ với chiến tranh của Nhà văn Đỗ Kim Cuông; Sâu địa lý sâu cả lòng người của nhà văn Hồng Nhu và Chất chứa “Hải Kỳ tuyển tập” của nhà thơ Ngô Minh thật sự là những bài viết phản ánh nhiều khía cạnh của văn học nghệ thuật không chỉ trên vùng đất Cố đô mà mở rộng ra bên ngoài đất nước
Mục CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI giới thiệu về Hai nền phê bình của Roland Barthes do Đinh Hồng Phúc dịch.
Tiếp đó, mục NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN nổi bật với bài viết Dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (ARCHÉTYPE) của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Quang Huy với cách nhìn đa chiều về một vấn đề (Cổ mẫu) từ thuật ngữ, giới niệm đến tính chất, đặc trưng chi tiết, thể hiện sự cần mẫn, chăm chút của tác giả trong một vấn đề mang tính “chiều sâu” của lĩnh vực nghiên cứu – phê bình.
Cũng một nhà nghiên cứu trẻ quen thuộc khác là Nguyễn Mạnh Tiến góp mặt với bài viết Từ Xuân Hương đến Vô Kỵ, cấu trúc phê bình hay phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân đậm đặc những diễn giải về một tác giả có nhiều đóng góp với văn học miền Nam trước đây - Đỗ Long Vân - với cách nhìn công bằng, chứa đựng tinh thâng học hỏi.
Mục TRÊN GIÁ SÁCH SÔNG HƯƠNG tiếp tục gửi đến bạn đọc những tóm lược về những sách mới trong tháng này.
Sông Hương tháng 7/2012 còn có sự hiện diện của họa sĩ Đinh Cường qua bức tranh bìa ấn tượng; Phụ bản 1: Họa sĩ Võ Quang Phát; Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
SÔNG HƯƠNG
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.
Sáng ngày 31/01, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Sáng ngày 31/1, nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 30/1 (ngày mồng 9 Tết), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Chiều 14/1 (23 tháng Chạp), Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng tranh mừng xuân Quý Mão 2023 tại Tạp chí Sông Hương.
Chiều 12/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi), Art Gallery Sông Như đã tổ chức triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Quý Mão – mèo không nằm”.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng cho các tác phẩm hay đăng trên tạp chí trong năm 2022.
Chiều 11/01, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao TP Huế (25 Lê Lợi), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, CLB Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Xuân quê hương”.