Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Một trong những sự kiện quan trọng của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế là ngày 18/9/2015, Liên hiệp các Hội VHNT tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập Hội với các đặc điểm hết sức đáng tự hào: Hội ra đời sớm nhất (trước cả Hội vùng Trung bộ và Hội Trung ương), quy tụ những con người nổi tiếng tầm cỡ không chỉ trong nước mà cả quốc tế; Hội ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng đã phát triển đồng đều các loại hình nghệ thuật; Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Huế đã làm nên vóc dáng của VHNT Huế đầy trí tuệ, nhân văn, đóng góp rất lớn vào thành tựu chung của VHNT nước nhà; Hội có tờ Tạp chí Sông Hương luôn có tinh thần tiên phong, mang tầm vóc quốc gia. Với một vùng đất dày truyền thống văn hóa, ngồn ngộn sự kiện lịch sử như Huế, rất nhiều nhà văn nhận ra mình đang mang nợ mảnh đất này. Nhiều người cũng đã tâm nguyện viết để trả nợ cho xứ sở đã trao không gian đất mẹ thiêng liêng cho người cầm bút.
Một nhân chứng quan trọng cho sự phát triển VHNT Huế mấy chục năm qua là người thầy của nhiều thế hệ, dịch giả, nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý. Trong số này, chúng tôi dành một số trang để ghi nhận những đóng góp của một nhân vật đậm chất Huế rất được nhiều văn nghệ sĩ, trí thức trong và ngoài nước yêu mến. Từ ông, một thái độ nghiêm túc với các giá trị chân chính được xác lập. Từ ông, một cánh cửa đến với văn chương thế giới được mở ra cho nhiều thế hệ. Từ ông, người ta nhớ đến những người bạn của ông - một thế hệ kim cương của Huế: Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, Bửu Chỉ… Từ lâu, ông được mệnh danh là người sót lại cho Huế những gì sẽ mất…
Những bài viết nghiên cứu trong số này, đáng lưu ý là sự kỳ khu và thoáng đãng của Nguyễn Dư qua “Thời vua Minh Mạng, Tự Đức, nước ta chế tạo được thuyền bọc đồng?”. Trả lời chỉ một câu hỏi, mà bao nhiêu chuyện liên quan đến thuyền - ghe - đò, liên quan đến Tầu - Tàu được lý giải đến cùng kỳ tận. Quả là lý thú. Hay trong “Cây Bồ đề ở Huế” của Đỗ Xuân Cẩm, chuyện tưởng ai cũng hay, té ra không phải lá bồ đề nào cũng giống lá bồ đề nào…
Những bài thơ, bên cạnh những chiêm nghiệm đột khởi, còn có những câu thơ viết từ những giàn khoan ngoài khơi xa của Tổ quốc, cách đất liền hàng trăm hải lý. Và nữa, là những câu thơ của một số nhà thơ Mỹ, viết từ sau sự kiện 11/9/2001…
Và một truyện ngắn của Nhật Chiêu, từ một câu Kiều - “Cỏ non xanh tận chân trời”- mở đầu là một địa chỉ căn nhà của nhà thơ cạnh công viên, rồi hành trình đi tìm căn nhà đó đi qua những bãi cỏ, mà không phải cỏ vì là cỏ giả, rồi kết thúc là một cơn mưa. Chuyện gì xảy ra vậy? Thật sự thú vị khi đọc truyện ngắn này.
Mưa cũng bắt đầu vào mùa trên những ngõ Huế, hy vọng số báo này sẽ đem lại cho quý bạn đọc những cơn mưa mát lạnh sau một mùa hè nắng nực mà các nhà khoa học cảnh báo từ lâu: thế giới đã nóng lên…
Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Sông Hương
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.