Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.
Tiểu thuyết gồm hai quyển thượng và quyển hạ dày gần 1000 trang
Tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, với hai quyển thượng và hạ dày gần 1000 trang. Qua 69 chương người đọc như được sống lại trong không gian văn hóa triều Nguyễn, có thể nói đây chính là những thước phim sinh động và chi tiết, sinh động về hình ảnh của từng nhân vật lịch sử.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Tiểu thuyết viết về thời nhà Nguyễn với nhân vật chính và các tuyến nhân vật là người trong cung cấm. Câu chuyện kể về cuộc đời của Phạm Thị Hằng, chính thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau này trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng trí tuệ, hiền đức.. Ngoài trục trung tâm xoay quanh nhân vật Phạm Thị Hằng - Từ Dụ Thái Hậu, tiểu thuyết còn mở rộng ra biên độ của mình với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ, với những âm mưu thủ đoạn mang tính chính trị đương thời. Với những yêu ghét, hận thù, với những toan tính, âm mưu thủ đoạn. Tất cả cùng tồn tại trong một bối cảnh hậu cung, nhưng rồi một lần nữa chúng ta thấy tình yêu và lòng từ bi đã hóa giải tất cả.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng hoa chúc mừng nhà văn Trần Thùy Mai |
Viết về đề tài lịch sử, nhưng đây là một tiểu thuyết lịch sử thấm đẫm chất lãng mạn, một trong những thế mạnh trong lối viết của Trần Thùy Mai. Lấy hậu cung làm bối cảnh chủ đạo của tiểu thuyết, trong không gian chứa đựng nhiều huyền sử bí hiểm này, Từ Dụ nổi bật lên là một hoàng thái hậu hiền đức. Cuốn tiểu thuyết mang tên bà, đã thật sự làm người đọc hình dung ra một người phụ nữ vô cùng quyền uy song lại thừa nhân ái, một cách sống bình dị với một tấm lòng vị tha, hết lòng vì những người dân nghèo thời xưa phong kiến, một người mẹ biết dạy con theo lẽ phải cần có trong đời...
|
Nhà văn Trần Thùy Mai và Bác sĩ Bùi Duy Tâm - Người bạn đời của nhà văn |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhận định: "Đọc tiểu thuyết lịch sử "Từ Dụ thái hậu" của nhà văn Trần Thùy Mai chúng ta nhận thấy đâu là bản lĩnh thực thụ của người cầm bút. Bản lĩnh ở đây được thể hiện qua từng trang viết, với một số lượng quốc mộ nhân vật đông đảo, đa dạng về tâm lý, với những chi tiết sự kiện gắn liền với tiến trình lịch sử, nhà văn Trần Thùy Mai đã tinh tế trong việc khai thác tâm lý nhân vật, sắp xếp các sự kiện, đặt nhân vật của mình vào trong những không gian tương thích với tính cách cá nhân của mỗi nhân vật trên một phông nền văn hóa vững vàng".
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê |
Nhà văn Trần Thùy Mai bộc bạch về tâm tư sáng tạo của mình: "Tiểu thuyết Từ Dụ Thái Hậu là một phần của Huế mà tôi mang theo cho đến khi hoàn thành. Xuất phát từ việc sưu tầm văn học dân gian, từ bài vè “Từ Dụ xin xâu”, tôi thấy đựơc một ngừơi phụ nữ hiền đức và lo cho dân cho nước, nên tôi đã nuôi ý tưởng này cho đến khi chắp bút để có được cuốn tiểu thuyết này .Đối với tôi, bây giờ không còn thử nghiệm những kỹ thuật viết mới nữa, tôi viết một cách dung dị, bình thường, viết để đi tìm hạnh phúc của chính mình".
|
Nhà văn Bửu Nam |
Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Người bạn đời của nhà văn Trần Thùy Mai, chia sẻ: "Trước kia Thùy Mai mơ những giấc mơ ngắn, những giấc mơ đó được thể hiện trong những tập truyện ngắn, còn đối với tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu, đó là một giấc mộng dài, và Mai đã làm được điều mà Mai ấp ủ bấy lâu”.
|
Đông đảo văn nghệ sĩ Huế tham dự |
Nhà văn Trần Thùy Mai là một trong số những nữ tác giả tiêu biểu của văn chương xứ Huế và Việt Nam, có đóng góp lớn vào gia tài truyện ngắn Việt Nam đương đại. Tác giả có trên 35 năm cầm bút chuyên nghiệp với hàng trăm tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng, như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Thương nhớ hoàng lan, Mưa đời sau, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng… đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Sự ra đời của tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” một lần nữa minh chứng bút lực dồi dào của nhà văn Trần Thùy Mai. Sau khi cho ra đời hàng chục tập truyện ngắn với một số lượng bạn đọc hùng hậu, thì lần ra mắt tiểu thuyết lần này, cho thấy Huế đã và đang có một nữ nhà văn đáng tự hào.
Phương Anh
.
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013