Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt tập thơ của mình
Tập thơ “Đời thơ tôi” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành, dày hơn 200 trang gồm 3 tập: Tập 1 “Đường phố này là trận địa” gồm 30 bài thơ, tập 2 “Đi chân đất” gồm 20 bài thơ, tập 3 “Màu xanh con đường” gồm 22 bài thơ và phần “Nhật ký thơ”. Cuối cùng là phần Phụ lục “Thơ trong đời tôi” kể lại những kỷ niệm, tâm trạng và hoàn cảnh xuất xứ các bài thơ.
|
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tặng hoa chúc mừng tác giả |
Tập 1 trong tập thơ này, tác giả đã nói lên chặng đường mở đầu của một thanh niên yêu cuộc sống, yêu đất nước bằng thơ ca, bằng đấu tranh chính nghĩa. Tập 2 là bắt đầu một chặng đường mới của ông và cũng là chặng đường mới của thơ ông. Đó là lúc ông trở thành một chiến sĩ trực tiếp cầm súng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Và từ giai đoạn này, ngôn ngữ, cảm xúc, hình ảnh trong thơ ông đã có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần trong thơ ông vẫn đi trên một con đường. Đấy là con đường dẫn tới “Tình yêu và Tự do”. Tập 3 bắt đầu một thời đại mới. Cái tên “Màu xanh con đường” chứa đựng niềm vui đất nước được hòa bình, chứa đựng hy vọng.
|
Nhà văn Mai Văn Hoan - Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phát biểu cảm nhận về tập thơ |
Nhà thơ lấy tên tập thơ của mình là "Đời thơ tôi". Đấy cũng chính là cuộc đời Nguyễn Đắc Xuân được viết bằng thơ. Mở đầu trong tập thơ này là bài thơ ông viết khi 24 tuổi. Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Tập thơ thể hiện tình yêu của tác giả, đau đớn và khát vọng, sự dấn thân của tác giả trong cuộc tranh đấu đòi hòa bình. Những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông hiện lên trung thực và ấn tượng trên từng cột mốc ấy”.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê phát biểu tại buổi ra mắt tác phẩm |
Nhà lý luận phê bình Hồ Thế Hà đánh giá: “Thơ Nguyễn Đắc Xuân đa chủ đề, đa cung bậc nhưng tựu trung chủ yếu là chủ đề chiến đấu, chủ đề quê hương đất nuớc và chủ đề tình bạn tình yêu. Nhà thơ đã trực tiếp nói lên tình cảm, tình yêu và khát vọng của mình bằng diễn ngôn nghiêng về tự thoại, tự vấn, có lúc đối thoại và điều trần của một tâm hồn không bao giờ tĩnh mà luôn hướng ngoại, nghi vấn và phản biện để tìm ra lẽ phải và chân lý cuộc đời. Chủ đề đời tư và nhân sinh - thế sự hòa quyện trong nhau để thông điệp đến mọi người những vui buồn, ân nghĩa quanh đời bằng tiếng nói tin yêu và hy vọng”.
|
PGS. TS Hồ Thế Hà phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Trong buổi ra mắt, tác giả Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ tập thơ nói về tình yêu, đau đớn và khát vọng của ông, sự dấn thân của ông trong cuộc đấu tranh đòi hòa bình của đất nước, những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông. Nhà thơ cũng bày tỏ sự trân quý của mình về những “nàng thơ” đã cho ông nguồn cảm hứng trên con đường làm thơ.
Tác giả Nguyễn Đắc Xuân được mọi người biết đến với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với nhiều thành tựu xuất sắc. Ông nổi tiếng với các công trình về lịch sử và văn hóa, đặc biệt là những công trình có liên quan đến các sự kiện, các vua chúa, danh nhân văn hóa Huế và triều Nguyễn. Ít ai biết rằng bên cạnh đó, ông còn là một nhà thơ.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân yêu thơ và làm thơ từ lúc còn là học sinh, sinh viên, cho đến những năm xuống đường đấu tranh trong phong trào trí thức yêu nước, chống xâm lược ở các đô thị miền Nam. Một số sáng tác thơ của ông được in trên các báo, tập san và tạp chí công khai và bán công khai của Phong trào yêu nước lúc bấy giờ như Đất mới, Sinh viên, Đối diện, Tổng hội sinh viên Huế.
THANH NHÀN, DIỄM QUỲNH
Chiều ngày 15/4, Việp Pháp tại Huế đã tổ chức buổi nói chuyện có chủ đề “Giao thoa văn hoá Pháp – Việt” và giới thiệu quyển sách “Hồi ký của một ông già Việt học”.
Sáng 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.
Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.
Nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2021), tại Gác Trịnh đã triển lãm hội họa “Trịnh và những âm ba” cùng đêm nhạc tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.
Sáng 20/03, tại Tịnh Trúc Gia (phường Thuỷ Xuân, TP Huế) đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ với chủ đề “Mưa xuân”.
- Nhớ ngày giải phóng Huế 46 năm trước - Phạm Xuân Phụng
- Bàn về văn hóa Huế - Nguyễn Khoa Điềm
Chiều 15/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953 – 2021) và 152 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869-2021), sáng 15/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng tưởng nhớ ông tổ nghề Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2021) và 152 năm Danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869 - 2021). Chiều 14/3 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thừa Thiên Huế trong tôi” .
Tại cuộc họp với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo việc phục hồi môn nữ công gia chánh cho học sinh THPT nhằm giáo dục kỹ năng sống, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Sông Hương xin đăng toàn văn Hướng dẫn số 01/BTCGBCHT về việc Tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II – Năm 2021 ngày 20 tháng 02 năm 2021 của Ban Tổ chức Giải Báo chí Hải Triều.
Sáng 18/02, tại Khu di tích Lịch sử Chín Hầm thuộc địa phận phường An Tây, thành phố Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu 2021. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ; các ông bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
Nhân dịp năm mới 2021 và chào xuân Tân Sửu, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức trưng bày phòng tranh “Mừng Xuân Tân Sửu 2021” tại Tạp chí Sông Hương.
Sáng 04/02 (23 tháng Chạp năm Canh Tý), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu (thuộc Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Chiều ngày 03/2/2021; Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm Họa sĩ trẻ Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Chào Tân Sửu 2021” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế - Trung tâm Nghệ thuật Lê Đá Đảng.
Chiều 3/2 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh đã diễn ra buổi khai mạc Hội Báo xuân Tân Sửu 2021.
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).