Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt tập thơ của mình
Tập thơ “Đời thơ tôi” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành, dày hơn 200 trang gồm 3 tập: Tập 1 “Đường phố này là trận địa” gồm 30 bài thơ, tập 2 “Đi chân đất” gồm 20 bài thơ, tập 3 “Màu xanh con đường” gồm 22 bài thơ và phần “Nhật ký thơ”. Cuối cùng là phần Phụ lục “Thơ trong đời tôi” kể lại những kỷ niệm, tâm trạng và hoàn cảnh xuất xứ các bài thơ.
|
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tặng hoa chúc mừng tác giả |
Tập 1 trong tập thơ này, tác giả đã nói lên chặng đường mở đầu của một thanh niên yêu cuộc sống, yêu đất nước bằng thơ ca, bằng đấu tranh chính nghĩa. Tập 2 là bắt đầu một chặng đường mới của ông và cũng là chặng đường mới của thơ ông. Đó là lúc ông trở thành một chiến sĩ trực tiếp cầm súng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Và từ giai đoạn này, ngôn ngữ, cảm xúc, hình ảnh trong thơ ông đã có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần trong thơ ông vẫn đi trên một con đường. Đấy là con đường dẫn tới “Tình yêu và Tự do”. Tập 3 bắt đầu một thời đại mới. Cái tên “Màu xanh con đường” chứa đựng niềm vui đất nước được hòa bình, chứa đựng hy vọng.
|
Nhà văn Mai Văn Hoan - Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phát biểu cảm nhận về tập thơ |
Nhà thơ lấy tên tập thơ của mình là "Đời thơ tôi". Đấy cũng chính là cuộc đời Nguyễn Đắc Xuân được viết bằng thơ. Mở đầu trong tập thơ này là bài thơ ông viết khi 24 tuổi. Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Tập thơ thể hiện tình yêu của tác giả, đau đớn và khát vọng, sự dấn thân của tác giả trong cuộc tranh đấu đòi hòa bình. Những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông hiện lên trung thực và ấn tượng trên từng cột mốc ấy”.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê phát biểu tại buổi ra mắt tác phẩm |
Nhà lý luận phê bình Hồ Thế Hà đánh giá: “Thơ Nguyễn Đắc Xuân đa chủ đề, đa cung bậc nhưng tựu trung chủ yếu là chủ đề chiến đấu, chủ đề quê hương đất nuớc và chủ đề tình bạn tình yêu. Nhà thơ đã trực tiếp nói lên tình cảm, tình yêu và khát vọng của mình bằng diễn ngôn nghiêng về tự thoại, tự vấn, có lúc đối thoại và điều trần của một tâm hồn không bao giờ tĩnh mà luôn hướng ngoại, nghi vấn và phản biện để tìm ra lẽ phải và chân lý cuộc đời. Chủ đề đời tư và nhân sinh - thế sự hòa quyện trong nhau để thông điệp đến mọi người những vui buồn, ân nghĩa quanh đời bằng tiếng nói tin yêu và hy vọng”.
|
PGS. TS Hồ Thế Hà phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Trong buổi ra mắt, tác giả Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ tập thơ nói về tình yêu, đau đớn và khát vọng của ông, sự dấn thân của ông trong cuộc đấu tranh đòi hòa bình của đất nước, những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông. Nhà thơ cũng bày tỏ sự trân quý của mình về những “nàng thơ” đã cho ông nguồn cảm hứng trên con đường làm thơ.
Tác giả Nguyễn Đắc Xuân được mọi người biết đến với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với nhiều thành tựu xuất sắc. Ông nổi tiếng với các công trình về lịch sử và văn hóa, đặc biệt là những công trình có liên quan đến các sự kiện, các vua chúa, danh nhân văn hóa Huế và triều Nguyễn. Ít ai biết rằng bên cạnh đó, ông còn là một nhà thơ.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân yêu thơ và làm thơ từ lúc còn là học sinh, sinh viên, cho đến những năm xuống đường đấu tranh trong phong trào trí thức yêu nước, chống xâm lược ở các đô thị miền Nam. Một số sáng tác thơ của ông được in trên các báo, tập san và tạp chí công khai và bán công khai của Phong trào yêu nước lúc bấy giờ như Đất mới, Sinh viên, Đối diện, Tổng hội sinh viên Huế.
THANH NHÀN, DIỄM QUỲNH
Trại sáng tác "Văn hóa và con người A Lưới" năm 2021 vừa vế mạc sáng 19/10 sau gần 10 ngày diễn ra.
Chiều 19/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra hoạt động “Ra mắt không gian đọc - tổ chức chương trình truyền cảm hứng đọc sách cho các em Thiếu nhi”.
Chiều ngày 14/10/2021, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi họp để rà soát các công việc để tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế trong tình hình mới.
Sáng 15/10, tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc trại sáng tác VHNT chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTV, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Trong những ngày tháng 10 lịch sử, cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chúng tôi tìm về nhà bác Phan Nhạn, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên là Máy trưởng của Đoàn tàu không số năm xưa.
Các đề tài đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2021 vừa được công danh sách theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều ngày 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Văn hóa và con người A Lưới 2021”.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Chiều ngày 30/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật về đề tài “phòng chống dich bệnh Covid-19” năm 2021.
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ được tổ chức với hình thức kết hợp truyền tải trực tuyếndo tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
“BV TW Huế sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân lực để tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại khu vực miền Trung khi dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp…”
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, sửa chữa Rạp Đông Ba.
Sáng 20/9, học sinh tại các vùng đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đã đến trường trong điều kiện bình thường mới.
Nhằm tổ chức việc nghiên cứu, học tập và tuyên truyền sâu rộng nghị quyết đại hội Đảng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII” .
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, tiếp tục đưa sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp tích cực cho đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngày 15/9, Sở Văn hóa & Thể thao tổ chức triển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa & Thể thao và các trang mạng xã hội.
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.