SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi
Phát biểu tại buổi giới thiệu tập thơ Khúc ru nơi lưng núi, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đã nhận định: “Trong tập thơ này cũng rất nhiều lần chị viết về trăng, ánh trăng. Trăng không chỉ là biếu tượng của nhịp điệu vũ trụ, là thời gian trôi đi, ngọn nguồn truyền thuyết hay huyền thoại, vô thức và mộng mơ; mà trăng còn có hơi thở dài của nỗi buồn. Ngay từ bài thơ mở đầu tập thơ, đã nói về trăng… Trăng của chị gắn liền với thân phận, như trong bài thơ “Đồi trăng” chị viết: “Đồi trăng kiếp người/ soi từng thế phận”... Những số phận chị quan tâm, là những người bình dị, là “Em gái gánh hoa đào”, là người chồng người vợ trong ca dao “nắng quái chiều hôm”, là bạn thơ... Nhưng “Người đàn bà bên núi” là một tiếng vọng khác về ngươi phụ nữ chờ chồng qua chiến tranh, đặc biệt ánh trăng của chị ở đây đã làm bật máu nỗi cô đơn: “Mẹ bồng con/ tê tái héo hon/ Vách đá nứt đau khoảng trời rạn vỡ/ Chị lặng thầm cúi nhặt trăng rơi...”. Nếu đọc kỹ, sẽ nhận ra trong tập thơ này những câu thơ bật khóc những khoảnh khắc thảng thốt như vậy…”.
![]() |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo và tập thơ Khúc ru nơi lưng núi của chị |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo hiện là Viện Phó Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), Ủy viên Thường trực Quỹ hỗ trợ Văn chương và cuộc sống... Khúc ru nơi lưng núi là tập thơ thứ tư được chị giới thiệu đến với bạn đọc và những người yêu thơ, trước đó chị đã xuất bản tập thơ: Dòng sông khát vọng, Hoa nắng, Trao em mùa hạ.
|
Thơ của Phạm Thị Phương Thảo giàu cảm xúc và được hun đúc từ một lớp ngôn ngữ trong sáng, một hồn thơ đắm đuối với thiên nhiên. Đọc thơ chị ta được gặp một thế giới của những niềm vui, sự gắn kết giữa hồn người và thiên nhiên hoang dại. Đây là tập thơ của một người thơ đã đi qua bao nỗi nhân tình thế thái, biết chọn cho mình chốn chơi vơi nơi lưng núi để hòa mình vào cây cỏ thiên nhiên, vào không gian núi và trăng, từ đó khơi mở mạch thơ ẩn ức trong tiềm thức. Chị luôn bình thản mỉm cười khi nhìn thời gian đi qua đời mình, thời gian quá khứ đủ cho mình chiêm nghiệm và “Tự hát tuổi 53”, chị viết: “Tuổi 53 những ngọt ngào cay đắng/ Không ồn ào nông nổi, vẫn vui tươi/ Niềm đam mê, giờ đã thành sâu lắng/ Trước bão dông tôi bình thản mỉm cười”.
|
Cùng đó là những bài “Chiếc lá và đêm dông”, “Chồi xuân”, “Nắng quái chiều hôm”, “Bí mật của đêm”... “Bí mật của đêm”… Có lẽ đó là lý do mà Phạm Thị Phương Thảo đã dành rất nhiều tình cảm và chiêm nghiệm của mình gửi gắm vào cỏ cây và hoa. Có đến 1/4 trong số 54 bài thơ trong tập này nhờ cỏ cây hoa lá nói hộ lòng mình, như chính chị đã viết: “Xin cho phút tĩnh lòng/ Với hương hoa cỏ dại/ Xin đong đầy nỗi nhớ/ Mưa ướt lạnh bờ vai...”, hay có lúc: “Ta chợt nhận ra/ Trong muôn giản dị/ Có một loài hoa/ Níu ta lối ngõ” (Hoa hồng dây); hay “Cánh hồng em cũng đủ sắc ân cần/ Có cần chi đâu mà vội vã?” (Đào mộc)... Hoa của chị không chỉ là hoa của nhật ký cá nhân, thuộc về hoài niệm riêng, mà còn là hoa để nhắc nhở về cái vô thường, về nỗi đau thân phận, là biểu tượng của an ủi và hy vọng...
|
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trình bày ca khúc "Hà Nội trong ta" , phổ thơ Phạm Thị Phương Thảo |
Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí ấm cúng của khán phòng, tại đây, độc giả yêu thơ đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi; các nhà văn, nhà thơ xứ Huế và nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo cũng đã chia sẽ với nhau những vui buồn, những trăn trở của người nghệ sỹ trước cuộc sống hôm nay. Cùng đó, công chúng yêu thơ đã được nghe tiếng hát của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngàn Thương, tiếng thơ của Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên… trong chiều mưa Huế.
|
Các nhà văn, nhà thơ Cố đô Huế chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo (thứ 4 từ trái qua) |
PV
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.