Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Tham dự buổi ra mắt có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng các văn nghệ sĩ Huế và đông đảo công chúng yêu âm nhạc…
|
Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chúc mừng Dàn nhạc Kèn Huế |
Những năm đầu thế kỷ 20, âm nhạc phương Tây bắt đầu phổ biến tại Việt Nam. Tại Huế lúc bấy giờ đã xuất hiện các lớp âm nhạc phương Tây cùng các nhạc cụ đi kèm như mandolin, violon, harmonica, flute…
Ngày 11/11/1918, Dàn nhạc Kèn hơi nhà binh Pháp được thành lập tại Huế, trực thuộc Tòa Khâm sứ Trung kỳ. Đây là dàn nhạc kèn hơi đầu tiên tại Việt Nam. Dàn nhạc được tổ chức thành ba bộ: bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ với biên chế khoảng 64 nhạc công. Năm 1919, Vua Khải Định cũng cho thành lập riêng một dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp tại Huế. Dàn nhạc này nhằm mục đích đối ngoại, phục vụ cho các nghi lễ do triều đình tổ chức. Ông Trần Văn Liêu được giao tổ chức và đào tạo, thường hòa tấu các bài: Quốc ca Pháp, Quốc ca Nam triều do Trần Như Tú chuyển soạn; một số bản nhạc Việt Nam và quốc tế…Tiếp đó, năm 1920, đội kèn đồng của lính Khố xanh Huế ra đời.
|
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt |
Ở Huế, đã có 3 dàn nhạc, đội nhạc kèn hơi chính xuất hiện trong các năm từ 1918-1920. Lúc đó cũng đã xuất hiện các đội kèn đồng do các linh mục, các thầy trò trường dòng thực hiện trong các buổi lễ…
Từ sau 1975, sinh hoạt Kèn hơi ở Huế bị mai một, những năm sau này, thành phố Huế có đầu tư cho Nhà Thiếu nhi Huế thành lập đội kèn thiếu nhi, song chỉ cầm chừng, không hoạt động mạnh. Năm 2012, Học viện Âm nhạc Huế cũng tổ chức biểu diễn kèn Huế tại Nhà Kèn và Công viên Thương Bạc, tuy nhiên đến năm 2014 thì không duy trì được nữa.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Lên hiệp Các Hội VHNT TT Huế - Trưởng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế phát biểu tại buổi ra mắt |
Năm 2018, Câu lạc bộ Kèn Huế đã thành lập trở lại với khoảng 25 thành viên. Cuối năm 2018, Câu lạc bộ Kèn Huế được công nhận là thành viên thuộc Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Câu lạc bộ Kèn Huế chỉ hoạt động cầm chừng.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế |
Ngày 23/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hộisoạn thảo Đề án phục hồi Câu lạc bộ Kèn Huế và tổ chức biểu diễn; và triển khai thực hiện với kinh phí xã hội hóa.
Liên hiệp Hội đã hình thành Ban vận động thành lập, thống nhất tên gọi là Dàn nhạc Kèn Huế, hoạt động theo mô hình câu lạc bộ. Liên hiệp Hội đã tập hợp Câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế bước đầu có 50 thành viên, trong đó có 40 nghệ sỹ chơi kèn.
|
Ông Nguyễn Trung Trực - Đại diện nhà tài trợ, công ty Gilimex đã trao Kèn và trang phục biểu diễn cho Dàn nhạc Kèn Huế |
Phát biểu tại buổi lễ, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Trưởng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế nhấn mạnh: Tiếng kèn đồng trong những năm tháng xuất hiện ở Huế đã thật sự đóng góp rất lớn vào việc hình thành nền tân nhạc Việt Nam, nền tân nhạc Huế; đồng thời đem lại cho người dân Huế những xúc cảm thẩm mỹ mới mẻ. Những đóng góp của kèn đồng trong đời sống văn hóa nghệ thuật đã được giới chuyên nghiệp cũng như thính giả Việt Nam dành cho nhiều tình cảm đặc biệt khi mà âm thanh của dàn kèn hơi mang lại nhiều cung bậc cảm xúc. Việc phục hồi Câu lạc bộ kèn Huế là yêu cầu bức thiết, vừa nhằm bảo tồn một nét độc đáo của truyền thống văn hóa Huế, vừa phát huy giá trị khi tổ chức biểu diễn đem lại không khí văn hóa văn nghệ trong không gian văn hóa Huế - thành phố văn hóa Asean, thành phố di sản trực thuộc Trung ương trong tương lai.
|
Nhạc sĩ Lê Quang Vũ làm nhạc trưởng cùng các thành viên trong Dàn nhạc Kèn Huế biểu diễn tại lễ ra mắt |
Phát biểu tại buổi ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã biểu dương và chúc mừng việc khôi phục và phát triển Dàn nhạc Kèn Huế, đồng thời đề nghị câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế tích cực hoạt động hiệu quả trong thời gian tới; xây dựng phương án, mô hình tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp hàng tuần tại nhà Nhà kèn và một số địa điểm khác, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội và Festival Huế; xây dựng phương án đào tạo nhạc công, kết nạp thành viên mới để câu lạc bộ ngày càng vững mạnh, là một trong những câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn mạnh của quốc gia.
|
Tại lễ ra mắt, Dàn nhạc Kèn Huế đã biểu diễn những nhạc phẩm như Happy New Year, La Palaloma, Top of the World…Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế còn trình diễn những bản cổ nhạc, âm nhạc Cung đình Huế được thể hiện bằng nhạc cụ “kèn Tây” như Đăng đàn cung, Xuân phong Long hổ và Tẩu mã được nhạc sĩ Lê Quang Vũ (chỉ huy dàn nhạc) chuyển soạn.
|
|
Sự kiện ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế là một sự kiện mang dấu ấn đặc biệt, sự kiện mang lại nhiều cảm xúc cho công chúng Huế và những ai yêu Huế. Một truyền thống âm nhạc Huế xưa đang được phục hồi, là một trong những biểu hiện của ý chí Thừa Thiên Huế quyết tâm xây dựng đô thị di sản trực thuộc Trung ương.
Phương Anh
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.