Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Lầu Tàng Thơ
Cũng chính vì khối lượng tài liệu đồ sộ này mà dưới triều Nguyễn, hệ thống các thư viện được thành lập nhằm sao chép, bảo quản nhiều tài liệu, thư tịch của Nhà nước. Dù bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, Lầu Tàng Thơ là một trong những thư viện tiêu biểu còn tồn tại cho đến ngày nay.
Tranh thủ những ngày nắng đẹp cán bộ công nhân của Công ty Cổ phần Tu bổ dích tích trung ương đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn trùng tu ngoài trời bao gồm xây bờ kè, tường rào bao quanh, khắc phục phần mái lợp, cũng như bóc tách những mảnh tường không còn liên kết của công trình lầu Tàng Thơ. Theo sử sách ghi chép lại, Tàng Thơ lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới triều vua Minh Mạng. Công trình có quy mô hai tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian, hai chái, là nơi để tàng trữ tất cả văn thư, sổ sách của sáu Bộ và Nha, Sở thuộc triều đình. Tại đây, trước năm 1945, chỉ tính riêng sổ bộ Hộ thời Gia Long và Minh Mạng cũng còn lưu trữ được trên 12.000 tập mà theo các học giả, các tư liệu lưu trữ ở đây có thể cung cấp những dữ kiện rất quý cho các nhà nghiên cứu. Nhận xét về sự độc đáo của di tích này, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết: “Trong khi hầu hết các công trình di tích kiến trúc của cố đô Huế đều là kiến trúc gỗ thì lầu Tàng Thơ lại xây hoàn toàn bằng gạch đá. Vị trí xây dựng công trình cũng rất là độc đáo, chọn một hòn đảo nằm ngay trên hồ Học Hải, có thể phòng chống được mối mọt, côn trùng, chống những yếu tố xâm hại từ xa, nhất là phòng chống hỏa hoạn”.
Cùng với lầu Tàng Thơ, dưới triều Nguyễn hệ thống thư viện phát triển rất mạnh. Có thư viện nằm ngay trong Tử Cấm Thành, nhưng cũng có những thư viện nằm trong khu vực Hoàng Thành, thậm chí cả dạng thư viện, tủ sách nằm ngay trong lăng tẩm. Đáng tiếc hiện nay một số công trình đã bị phá hủy hoàn toàn, hay chỉ còn lại phần nền móng. Hiện chỉ còn Tân Thư viện, sau này đổi tên là Bảo Đại thư viện chính là Điện Long An đã được đại trùng tu và hoàn thành vào năm 2012. Điện Long An trước đây ở vị trí phí bắc sông Ngự Hà, sau khi thất thủ kinh đô vào năm 1885, bị Pháp chiếm đóng và triệt hạ, đến đầu thế kỷ 20, thời vua Duy Tân, điện Long An được chuyển về phía sau Di Luân Đường và được sử dụng làm thư viện cho học sinh trường Quốc Tử Giám. Ngày nay điện Long An là nơi Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trưng bày những hiện vật tiêu biểu, giới thiệu đến công chúng và du khách bức tranh toàn cảnh về đời sống hoàng cung xưa qua hơn 1 vạn cổ vật quý.
Phục hồi các công trình trong hệ thống quần thể di tích cố đô Huế nói chung và hệ thống thư viện triều Nguyễn nói riêng luôn là trăn trở của lãnh đạo TT BTDTCĐ Huế và Tàng Thư Lâu chính là công trình được lựa chọn trùng tu trước tiên với mong muốn đây sẽ là nơi lưu trữ nguồn tài liệu, vừa đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu về di sản văn hóa triều Nguyễn, vừa đóng vai trò như một thư viện Hoàng cung của cố đô Huế. Để chuẩn bị cho việc trưng bày khi Tàng Thơ lâu hoàn thành dự kiến vào năm 2017, đơn vị đang từng bước sưu tầm các nguồn tài liệu. Vấn đề lớn nhất hiện nay theo TS Phan Thanh Hải – GĐ Trung tâm BTDTCĐ Huế là tìm ra, sưu tầm nguồn tài liệu để đáp ứng mục đích lâu dài là nơi lưu trữ các tài liệu về cố đô Huế: “Ngay từ bây giờ chúng tôi đã có những cuộc tiếp xúc, vận động đối với những cá nhân, những tập thể, tổ chức yêu mến di sản văn hóa Huế, hướng về cố đô Huế, hướng về quê hương đất nước để có thể hiến tặng hoặc với các hình thức chuyển nhượng. Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi cũng đang thực hiện các để tài số hóa các nguồn tư liệu, hệ thống sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn TT Huế và những vùng lân cận, hệ thống văn tự, thơ ca trên di tích Huế, hệ thống bia, biển.. của triều Nguyễn và các nguồn tư liệu sách vở liên quan..”- TS Hải nói thêm.
Với tiêu chí trùng tu di tích gắn với việc tôn tạo cảnh quan và hiện vật trưng bày gắn với di tích đó, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn của mỗi di tích, hi vọng sau ba năm nữa, cố đô Huế sẽ có một thư viện Hoàng cung theo đúng nghĩa, không chỉ là nơi các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, tham khảo, nơi đây cũng sẽ là địa chỉ mới trong hành trình đến Huế của nhiều du khách thập phương để biết thêm về lịch sử văn hóa vùng đất Huế gắn liền với triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam…
Theo TRT
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão số 9 vừa qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.