UBND tỉnh vừa có cuộc họp với các Sở, ban ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ảnh minh họa (internet)
Theo dự thảo kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên cho khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng các khu phức hợp, khu du lịch ven biển có tính biệt lập, cách xa khu dân cư để đón khách du lịch nội địa để tiến hành phương án khai thác khách du lịch nội tỉnh, nội địa. Trong đó, tập trung ưu tiên đối tượng này, đẩy mạnh triển khai từ tháng 11/2021.
Điều kiện đối với khách nội tỉnh là thực hiện nghiêm thông điệp 5k. Có thẻ kiểm soát dịch bệnh để quét mã QR trên thẻ tại tất cả các điểm đến. 100% các cơ sở dịch vụ du lịch cung ứng, phục vụ và đã được kiểm tra, thẩm định về việc đáp ứng an toàn trong hoạt động du lịch theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tình hình mới; toàn bộ nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành được tiêm 02 mũi vắc xin.
Điều kiện đối với khách nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch từ 18 tuổi trở lên phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương. Khách du lịch dưới 18 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.
Đối với đón khách du lịch quốc tế, từ tháng 12/2021 trở đi, thực hiện phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin bằng các chuyến bay thuê bao (charter) đến Thừa Thiên Huế sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép...
Thí điểm đón khách du lịch quốc tế thực hiện tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch khép kín, thực hiện theo 02 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (dự kiến từ tháng 12/2021): đón khách du lịch quốc tế đến khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô và một số resort, điểm dịch vụ khép kín khác.
Giai đoạn 2, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 đón thí điểm, nếu triển khai thành công sẽ tiếp tục đề xuất các thị trường có tiềm năng, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có thỏa thuận song phương giữa hai nước thông qua chương trình du lịch trọn gói do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tại một số khu vực như: Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, châu Úc, Newzealand, Hoa Kỳ…
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điểm đến an toàn, nhưng tình hình diễn biến dịch bệnh vẫn diễn ra khá phức tạp, trong đó, tỉnh đã ghi nhận các ca F0 trong những công dân trở về địa phương, đặc biệt có những công dân đã tiêm 2 mũi vacxin. Tuy nhiên, các đơn vị không cần lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Các đơn vị phải có những tiếp cận mới, điều chỉnh để phục hồi, phát triển dựa trên sự chuẩn bị chu đáo, giải pháp tốt nhất để có đầy đủ điều kiện phòng dịch. Trong đó, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh, phải lưu ý đến việc quét mã QR code; Chủ động, nâng cao năng lực phòng, chống dịch tại mỗi cơ sở lưu trú.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Du lịch chủ trì rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan, như sản phẩm, nhân lực, lưu trú, lữ hành, điểm đến, điều kiện phòng chống dịch… để xây dựng phương án khởi động tốt nhất. Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông hình thành quy trình phòng chống dịch đầy đủ, thống nhất để hướng dẫn cho doanh nghiệp triển khai phương án phòng chống dịch trong tình hình mới. Nhưng lưu ý doanh nghiệp sẽ có cập nhật liên tục vì theo diễn biến dịch bệnh. Ngành du lịch cũng cần có kế hoạch truyền thông, thông điệp tuyên truyền cho du lịch Huế, nhấn mạnh an toàn để khai thác du lịch.
Nguyên Phương
Chiều 14/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm tham gia cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Ngày 16/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động 'Ngày Chủ nhật xanh' năm 2019, với mục đích đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng, xanh, sạch, không rác thải…
Chiều ngày 11/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc không gian trưng bày “Dấu xưa” tại điện Thọ Ninh, cung Diên Thọ (Đại Nội Huế).
Chiều 10/3, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, 180 năm thế giới phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh và 150 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam.
Chiều ngày 04/3, tại Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế đã diễn ra nghi Lễ rước nước, phù sa sông Hương để chuẩn bị cho quá trình chế tác thương hiệu gốm “Hương Sa”.
Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…
Chiều ngày 01/03, Tại Trụ sở tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giao lưu, trao đổi, gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ Huế và gia đình nhà thơ Tố Hữu, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng đoàn công tác thực địa tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Chiều 25/02, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm sơn mài mang chủ đề “Thời gian”.
Sáng 24/2, tại số 9 Ngô Quyền - TP Huế đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết, sáng tác Phía bên kia cầu vồng và seminar chủ đề công khai với gia đình.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng vừa giới thiệu tập thơ “Hầu hạ hư không” Bảo tàng Văn hóa Huế .
Chiều 28/1, tại Art Gallery Sông Như đã khai mạc phòng tranh con giáp với chủ đề “Năm lợn vẽ con heo”.
Chiều 28/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm mỹ thuật Mừng xuân Kỷ Hợi 2019.
Chiều 28/01, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng sự phát triển”.
Sáng ngày 27/01(nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) sân trước Hiển Lâm Các - Thế Miếu (Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sáng ngày 28/1, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi họp báo về Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 – 2018).
Chiều ngày 23/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương.
Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Chiều ngày 15/01, UBND thành phố Huế và Tổ chức Koica - Hàn Quốc đã tổ chức lễ khánh thành dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương.
Chiều 15/01, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Y tế, Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 150 sinh viên Đại học Huế.
CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.