Phần lý luận do giáo sư Lê Ngọc Trà viết cho đối tượng là học sinh Trung học phổ thông. Nội dung và lối viết tránh được kinh viện, dễ hiểu, gọn, thiết thực. Giáo trình lý luận văn học đã xuất bản ở nước ta thường dài ngót ngàn trang, ở đây chỉ rút gọn trong vòng 30 trang. Trong bài phát biểu này nếu đề nghị thêm bớt thì nói mấy cũng không vừa. Tôi xin góp ý chủ yếu về luận điểm đã gây tranh luận cho rằng "trên bình diện lý luận... văn học không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm hiện thực..." Luận điểm này đã được phản ánh trong giáo trình như sau: "Trong tác phẩm, người viết thường kể những câu chuyện hoặc tả một cảnh vật nào đó. Chúng ta vẫn gọi đây là "phản ánh hiện thực" hoặc "ghi chép về đời sống". Thực ra nói cho chính xác, đó không phải là nhà văn phản ánh hiện thực mà là thể hiện cái nhìn và sự cảm nhận của mình về hiện thực. Những con người, sự kiện, cảnh vật được mô tả trong tác phẩm văn học là những ấn tượng của tác giả - về cuộc sống, những điều mà người viết trông thấy hoặc biết được trong đời."
Tôi đề nghị nên viết: “Nhà văn không đơn thuần phản ánh hiện thực...”. “... những con người, sự kiện, cảnh vật được mô tả trong tác phẩm văn học đồng thời là những ấn tượng của tác giả về cuộc sống...”. Thêm các chữ "đơn thuần", "đồng thời" thì sẽ tránh được ngộ nhận, nhất là đối với học sinh.
Khái quát lại, vấn đề trên đây liên quan chặt chẽ với đặc trưng cơ bản của văn học là "phản ảnh và sáng tạo". Xin phát biểu kỹ hơn về vấn đề này mà tôi nghĩ là liên quan mật thiết với cuộc tranh luận chung quanh cuốn Văn học lý luận của giáo sư Lê Ngọc Trà.
Nếu chỉ đơn thuần là phản ảnh, thì khoa học, các hình thái ý thức đều phản ánh. Vậy còn đâu là sự cần thiết là lý do tồn tại của văn học nghệ thuật? Văn học phản ánh những đặc trưng khu biệt nó với khoa học, với các hình thái ý thức khác là ở chỗ văn học phản ánh bằng sáng tạo và sáng tạo là để phản ánh. Những nhà bác học vĩ đại, tên tuổi lưu lại muôn đời, đều là những nhà sáng tạo, những trí tuệ vĩ đại của thế kỷ. Thế nhưng nói cho chính xác thì họ chẳng trực tiếp sáng tạo ra cái gì cả. Không ai sáng tạo ra quy luật - quy luật tự nhiên, quy luật xã hội tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Sáng tạo vĩ đại của các nhà bác học chỉ là ở chỗ tìm ra, phát hiện ra quy luật. Không có họ thì quy luật vẫn tồn tại, không có Niutơn thì vạn vật vẫn hấp dẫn nhau, trái đất không đợi có Galilê mới tròn, mới quay. Kỹ sư, nhà sản xuất sáng tạo nhưng đó là sáng tạo hàng loạt và cũng không nhằm phản ảnh gì hết.
Nhưng đối với văn học nghệ thuật thì hoàn toàn không phải như vậy. Không có Lép Tôlxtôi thì không có Chiến tranh và hòa bình mặc dầu cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Nga chống lại Napoléon là sự kiện lịch sử ghi bằng chữ vàng trong lịch sử nước Nga v.v...
Nói một cách giản lược, có thể tóm thu bản chất, đặc trưng của văn học nghệ thuật bằng công thức: phản ảnh - sáng tạo: phản ánh bằng sáng tạo, sáng tạo để phản ảnh, quá trình sáng tạo là quá trình thống nhất mâu thuẫn giữa phản ánh và sáng tạo, chúng không phải là hai khâu tách bạch hay nối tiếp nhau, mà xuyên thấu và chuyển hóa vào nhau. Trên lý luận cũng như trên thực tiễn phê bình, nếu quên mất hay xem nhẹ biện chứng này của sự sáng tạo thì sẽ không tránh khỏi thất bại. Tác phẩm văn học đã phản ánh có sâu có rộng bao nhiêu cũng không là thừa so với đời sống muôn màu muôn vẻ, vận động phát triển không ngừng. Nhưng cái gọi là phản ánh đó sẽ trượt ra khỏi quỹ đạo của văn học nghệ thuật, sẽ không đưa đến đâu, nếu không đi đôi với sáng tạo, nếu không bằng con đường sáng tạo. Điều này có nghĩa là dù đề tài, dù chủ đề có bám chặt lấy đời sống bao nhiêu, mà tác phẩm viết dở, nông cạn, chung chung - nghĩa là thiếu sáng tạo - thì cái gọi là phản ánh đó chẳng qua cũng chỉ là lâu đài xây trên cát. Không đạt tới tính nghệ thuật, tính thống nhất giữa nội dung và hình thức, thì cái gọi là nội dung hiện thực, nội dung tư tưởng cũng chỉ đáng ghi nhận về mặt ý đồ, thiện chí của tác giả mà thôi.
Ngược lại sáng tạo có tài tình đến mấy cũng không bao giờ thừa, có bao nhiêu cá tính sáng tạo cũng không thể coi là đủ, so với sức sáng tạo của bản thân thiên tài - đời sống. Nhưng nếu tác phẩm đó lại xa lạ với đời sống, nội dung nghèo nàn, trống rỗng, thì cũng không có giá trị nào khác ngoài giá trị hình thức, chẳng qua cũng là một thứ bông hoa điếc, vô sinh, giữa sự sinh sôi nảy nở vô cùng vô tận của muôn loài.
Chỉ có ai dở hơi mới chê một tác phẩm nào đó là "phản ánh" quá nhiều. Nhưng sẽ không dở hơi chút nào nếu sự phản ánh này không vượt qua lối chụp ảnh theo đuôi đời sống, chạy theo sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa. Cũng chỉ có ai dở hơi mới chê một tác phẩm nào đó là quá nhiều "nghiền ngẫm" về đời sống, quá nhiều sáng tạo! Nhưng sẽ không dở hơi chút nào nếu cái gọi là nghiền ngẫm, sáng tạo đó chẳng qua cũng chỉ là lối thuyết lý, suy tư trừu tượng hay lối bịa đặt tùy tiện, ở cả hai trường hợp, biện chứng phản ánh - sáng tạo đã bị phá vỡ, không thể đưa lại giá trị văn học. Bêlinxky gọi nhân vật điển hình là "người xa lạ quen biết". Quen biết, gần gũi nhờ được phản ánh một cách chân thực, xa lạ vì không phải bê nguyên xi mà trải qua sáng tạo, tập trung, nâng cao, nhào nặn lại, vừa giống như trong đời sống vừa không phải là bản thân đời sống.
Ngoài ra, xin nêu thêm vài trường hợp cụ thể:
I. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP MƯỜI:
- Có nên để thơ trước truyện không? Thơ xuất hiện trước truyện nhất là ở Việt Nam thơ nổi bật so với truyện.
- Truyện thơ nên để trước truyện vừa, truyện vừa thuộc phạm trù hiện đại, ở Việt Nam xuất hiện sau truyện thơ.
- Đặc điểm của truyện thơ bác học ngoài đặc điểm là nguồn gốc Trung Quốc, nên thêm: tính chất giáo huấn lộ liễu.
- Truyện ngắn được tác giả coi là “khách quan hơn trong truyện cổ tích”. Thực ra cổ tích thuộc phạm trù văn học dân gian, truyện ngắn thuộc phạm trù văn học hiện đại, khác nhau không chỉ khách quan nhiều ít, mà về chất, về thi pháp.
II. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP 11:
- Trong bài, không đề cập đến nhân vật trữ tình, nhưng trong phần ôn tập cuối năm lại có câu hỏi: “Cần tìm hiểu trữ tình, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình”.
- Tác giả coi tất cả thơ mới đều là thơ tự do, có lẽ tự do so với thơ cũ, còn không phải tất cả thơ mới đều tự do. Tự do chỉ nên áp dụng với thơ hợp thể.
- Ngoài thể thơ hai chữ, tám chữ, nên thêm thơ hợp thể rất nhiều trong thơ mới.
- Cách phân bố cục của thơ thất ngôn làm khai thừa thực luận - kết thực ra rất tương đối, nên bỏ để khỏi làm rối trí học sinh. Thơ cổ điển cũng tỏ ra không chặt chẽ, rạch ròi lắm trong vấn đề này.
III. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP 12:
- Sách nói: “Phong cách thể hiện trong toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm” đề nghị nên thay bằng "trong toàn bộ thế giới nghệ thuật".
- Sách nói: "Hư cấu nói ở đây không phải là khả năng tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn của nghệ sĩ mà chủ yếu là vấn đề tính y như thật hay không thật của các tình huống, các sự việc, câu chuyện trong tác phẩm văn học, hình như có sự lẫn lộn vấn đề hư cấu là gì và vấn đề chất lượng của hư cấu.
- Sách viết: “Trào lưu lãng mạn 30 - 45 là kết quả của việc cách tân hình thức thơ ca nhằm diễn tả tâm trạng lãng mạn...”. Nói thế không chính xác, chủ nghĩa lãng mạn không thể là kết quả của bản thân nó, mà là kết quả của những thay đổi trong xã hội lúc bấy giờ. Cách tân hình thức là một trong nhiều đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn.
L.Đ.K
(TCSH59/01-1994)
HOÀNG TẤT THẮNG 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.
NGUYỄN DƯƠNG CÔNĐề tài và chủ đề là hai trạng thái cơ bản nhất, bao dung hết thảy làm nên cấu trúc tổng thể tác phẩm tiểu thuyết. Hai trạng thái đó trong liên kết tương tác gây dẫn nên tất cả những yếu tố ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Chúng còn đồng thời gây dẫn nên những yếu tố ý nghĩa liên quan nảy sinh trong tư duy tiếp nhận ngoài ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Nhưng dẫu có như thế, chỉ có thể hình dung cho đúng đắn được đề tài, chủ đề theo định hướng duy nhất thấy chúng trong cấu trúc nội bộ tổng thể tác phẩm tiểu thuyết.
NGUYỄN HỒNG DŨNGQuá trình “hiện đại hoá” văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của văn học phương Tây. Gần một thế kỷ nay, khi nghiên cứu những tác động từ bên ngoài vào Việt Nam giai đoạn này các nhà ngữ văn chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến ảnh hưởng của văn học Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của nhà thơ Mỹ Edgar Poe đối với Hàn Mặc Tử, một đỉnh cao của phong trào “thơ mới”.
PHẠM PHÚ PHONG Tiểu thuyết, đó là một trong những sáng tạo kỳ diệu của con người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau. Nguyễn Đình Thi
PHONG LÊ(Trích - Nhìn từ các mục tiêu của công việc “viết”)
NGÔ TỰ LẬPTrong thời gian làm luận án ở École Normale Supérieure de Fontenay/ Saint Cloud , tôi được nghe một câu chuyện thú vị. Trong nhà giam nọ, đám tù khổ sai, sau mỗi ngày lao động như trâu ngựa dưới đòn roi của cai ngục, chỉ có một thú tiêu khiển là nghe một người trong bọn họ kể chuyện tiếu lâm.
HỒ THẾ HÀTrần Vàng Sao là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ anh là tiếng nói giàu nhiệt huyết, xuất phát từ đáy lòng, hướng đến mọi người bằng giọng điệu giãi bày, tâm tình, chia sẻ. Anh sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của anh để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ.
NGUYỄN HUỆ CHI Trần Thanh Mại (1908-1965) là một nhà văn xứ Huế, một tên tuổi trong giới nghiên cứu, phê bình và sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám. Những cuốn sách ông viết rải rác trong vòng 30 năm như Tuy Lý vương, Hàn Mạc Tử, Trông giòng sông Vị, Tú Xương con người và nhà thơ... đã từng gây được ấn tượng lúc mới ra đời và đến nay vẫn còn nhiều phần giá trị. Những phát hiện của ông về Hồ Xuân Hương, Miên Thẩm đã từng gây xôn xao một thời mà sự tiếp nối của người sau cũng chưa thể nói là đã vượt qua.
ĐẶNG TIẾNTừ điển Nghệ Thuật Hát Bội Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Lộc chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 1998, gồm non 700 trang khổ lớn 15x23cm, in đẹp, bìa cứng tổng hợp đầy đủ kiến thức về ngành ca kịch hát bội, còn gọi là hát bộ, hay tuồng, hay tuồng cổ.
THÁI DOÃN HIỂUGiữa ngổn ngang những dữ kiện, con số, tiền nong, ngành Ngân hàng Việt vẫn hào hiệp tặng cho thi đàn ra một hồn thơ tinh tế: Nguyễn Ngọc Oánh.Trong thi sĩ Nguyễn Ngọc Oánh có hai con người: một trẻ và một già!
NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1989, báo Văn nghệ tổ chức cuộc thi thơ kéo dài trong 2 năm, tôi có gửi 5 bài thơ dự thi. Thơ gửi đi rồi, chưa mong được giải, chỉ mong được in báo Văn nghệ một vài bài vì trước đó tôi cũng đã nhiều lần gửi báo Văn nghệ nhưng chỉ được in một bài thơ “Giọng Nghệ”.
TRẦN THÁI HỌC(Nhân đọc Sông Hương phê bình và đối thoại - Nxb văn hoá thông tin - 2003)
MAI BÁ ẤNNgoài sáng tác, hơn mười năm trở lại đây, Thanh Thảo còn xuất hiện với tư cách là một người viết tiểu luận - phê bình được bạn đọc rất chú ý bởi giọng văn sắc sảo với những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Nhìn chung, phong cách viết tiểu luận-phê bình của Thanh Thảo khá nhất quán nhằm mục đích tìm ra cái hay cái độc đáo của tác phẩm văn học mà không ồn ào tranh luận, không nặng nề về lý thuyết nhưng có độ bền về tính triết lý.
NGUYỄN DƯƠNG CÔNPhê bình văn học là một hình thái vận động của đời sống văn hóa văn học. Nó không phải là một thể loại văn học. Nó gắn bó huyết mạch tất yếu với vận động sáng tạo - hưởng thụ văn học.
HƯƠNG GIANG - PHẠM PHÚ PHONGLịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. (Thái Bá Vân)
VÕ TẤN CƯỜNGCon đường của thi ca và cái nhìn của nhà thơ thời hiện đại đang hướng tới tầm cao mới và cả chiều sâu thẳm bí ẩn của vô ngã ẩn khuất dưới bao biến động dữ dội của những thể chế chính trị, giáo lý và các phát minh khoa học kỹ thuật.
PHONG ĐIỆPXã hội hoá giải thưởng - và chuyện kiếm tiền “nuôi thơ” thời bão giá
CHÂU MINH HÙNGLối viết chỉ là Tự do trong một khoảnh khắc. Nhưng đó là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của Lịch sử, bởi Lịch sử luôn luôn và trước hết là một lựa chọn và những giới hạn của lựa chọn ấy. (R. Barthes, Độ không của lối viết)
TRẦN THIỆN KHANHTích nhân/ dĩ thừa/ hoàng hạc khứThử địa/ không dư/ Hoàng Hạc lâuHoàng hạc/ nhất khứ/ bất phục phảnBạch vân/ thiên tải/ không du du…
PHẠM THỊ THÚY VINHThơ Lâm Thị Mỹ Dạ rất giàu hình ảnh. Thế giới hình ảnh trong thơ chị vừa đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa mang tính biểu tượng cao. Điều đó đã thể hiện tài năng và sự khéo léo của nhà thơ, nhằm làm cho những bài thơ của mình không chỉ dừng lại ở những lời thuyết lí khô khan, trừu tượng. Thế giời hình ảnh bao giờ cũng gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc nhiều liên tưởng bất ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong sáng.