Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ do NXB Trẻ thực hiện
Đây là sản phẩm kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021) xuất phát từ ý tưởng của NXB Trẻ, muốn dùng phương pháp trực quan mô tả lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác để người xem có thể trong khoảng thời gian ngắn hình dung được toàn bộ hành trình trải qua các mốc thời gian.
Bản đồ sử dụng tư liệu từ tập sách Hành trình theo chân Bác của tác giả Trần Đình Tuấn (NXB Trẻ xuất bản lần đầu năm 2011, tái bản năm 2021), nội dung tái hiện quá trình hoạt động của Bác Hồ từ ngày 5-6-1911 là ngày rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral Latouche Tréville đến ngày 28-1-1941 là thời điểm về tới Cao Bằng qua cột mốc 108.
Ý tưởng về một tấm bản đồ mang lại lợi thế có thể chuyển tải nhiều thông tin trên một mặt giấy.
Bằng cách chia hành trình của Bác ra thành 10 chặng, mỗi chặng còn được chia thành các mốc - là các điểm dừng - được đánh số từ mốc đầu đến mốc cuối, người xem có thể trong một khoảng thời gian ngắn nhất nắm được 10 chặng hành trình của Bác theo thứ tự: Cảng Sài Gòn - Le Havre, vòng quanh châu Phi, Pháp - châu Mỹ - Anh, Pháp - Liên Xô, Matxcơva - Quảng Châu, Matxcơva - Xiêm, Hong Kong - Thượng Hải, Thượng Hải - Matxcơva, Matxcơva - Quế Lâm, Quế Lâm - Pác Pó.
![]() |
Chặng cuối của hành trình được thể hiện trên bản đồ |
Trên bản đồ, hành trình đường bộ được thể hiện bằng nét liền và đường thủy là nét đứt, 10 chặng được tô 10 màu khác nhau để phân biệt và đánh số các điểm đến dọc hành trình. Nhờ vậy, người xem sẽ dễ dàng lần theo từng chặng trong hành trình theo đúng thứ tự và có thể xác định được hướng đi của hành trình theo mũi tên chỉ.
Không những vậy, nhờ mỗi chặng có màu riêng nên đối với những tuyến Bác đi lại nhiều lần, người xem vẫn có thể phân biệt được những lần qua lại ấy.
Nhờ sự kết hợp của bản đồ hành trình và đồ thị thời gian (timeline), người xem theo dõi được trình tự thời gian của các sự kiện cụ thể.
Từ phía nhà sản xuất, việc lựa chọn giấy dày để in tấm bản đồ này nhằm tạo thuận lợi cho những ai muốn dùng băng keo 2 mặt dán trực tiếp lên tường, hoặc lồng vào khung kính để treo đều được.
Ông Dương Thành Truyền - quyền giám đốc NXB Trẻ - cho biết: "Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ như một công trình khoa học được nghiên cứu thực hiện và hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Nội dung bản đồ tái hiện lịch sử bằng phương pháp thị giác".
"Dấu ấn đặc sắc từ tấm bản đồ này là người xem sẽ dễ dàng hình dung, theo dõi, tra cứu về hành trình của Bác Hồ năm xưa trong mối liên hệ với bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi trong 30 năm kể từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước đến khi Bác trở về, nhiều quốc gia đã biến mất và nhiều quốc gia đã ra đời. Đó là lý do NXB sử dụng bản đồ thế giới hiện nay để thể hiện hành trình xưa.
Tấm bản đồ có thể được treo thích hợp và trang trọng tại các thư viện, văn phòng Đoàn, Hội, phòng hội họp các cơ quan đơn vị, ban ngành đoàn thể… lẫn Phòng Hồ Chí Minh ở các đơn vị quân đội. Bản đồ cũng là một học liệu quý phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong trường lớp" - ông Dương Thành Truyền tâm đắc nói.
![]() |
Góc giới thiệu tập sách Hành trình theo chân Bác - một dạng "tiền thân" của tấm bản đồ |
Theo Báo Tuổi Trẻ
Chiều ngày 15/4, Việp Pháp tại Huế đã tổ chức buổi nói chuyện có chủ đề “Giao thoa văn hoá Pháp – Việt” và giới thiệu quyển sách “Hồi ký của một ông già Việt học”.
Sáng 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.
Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.
Nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2021), tại Gác Trịnh đã triển lãm hội họa “Trịnh và những âm ba” cùng đêm nhạc tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.
Sáng 20/03, tại Tịnh Trúc Gia (phường Thuỷ Xuân, TP Huế) đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ với chủ đề “Mưa xuân”.
- Nhớ ngày giải phóng Huế 46 năm trước - Phạm Xuân Phụng
- Bàn về văn hóa Huế - Nguyễn Khoa Điềm
Chiều 15/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953 – 2021) và 152 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869-2021), sáng 15/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng tưởng nhớ ông tổ nghề Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2021) và 152 năm Danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869 - 2021). Chiều 14/3 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thừa Thiên Huế trong tôi” .
Tại cuộc họp với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo việc phục hồi môn nữ công gia chánh cho học sinh THPT nhằm giáo dục kỹ năng sống, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Sông Hương xin đăng toàn văn Hướng dẫn số 01/BTCGBCHT về việc Tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II – Năm 2021 ngày 20 tháng 02 năm 2021 của Ban Tổ chức Giải Báo chí Hải Triều.
Sáng 18/02, tại Khu di tích Lịch sử Chín Hầm thuộc địa phận phường An Tây, thành phố Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu 2021. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ; các ông bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
Nhân dịp năm mới 2021 và chào xuân Tân Sửu, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức trưng bày phòng tranh “Mừng Xuân Tân Sửu 2021” tại Tạp chí Sông Hương.
Sáng 04/02 (23 tháng Chạp năm Canh Tý), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu (thuộc Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Chiều ngày 03/2/2021; Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm Họa sĩ trẻ Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Chào Tân Sửu 2021” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế - Trung tâm Nghệ thuật Lê Đá Đảng.
Chiều 3/2 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh đã diễn ra buổi khai mạc Hội Báo xuân Tân Sửu 2021.
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).