Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Những viên phấn mang hình hài nụ hoa được tạo ra từ tinh hoa của đất trời chính là bí mật làm đẹp của các giai nhân đã đi vào sử sách Việt Nam: thái hậu Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp…
Mọi công thức chế biến mỹ phẩm hoàng cung luôn được giữ kín, từ cách pha chế cho đến tô vẽ sao cho gương mặt đẹp nhất. Mỗi loại mỹ phẩm được giao cho một thị nữ tin cẩn phụ trách pha chế, sản xuất và truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, rất nhiều bí mật đã theo các cung nữ ra đi. Thật may mắn khi có một loại mỹ phẩm hoàng cung đã được truyền đến tận hôm nay nhờ biến cố lịch sử, khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung, các cung nữ được về lại với đời thường. Đó là phấn nụ - loại “phấn Annam” khiến nhiều phụ nữ nước ngoài phải tò mò tìm mua cho bằng được vì nghe truyền miệng về bí mật làm đẹp của nhiều giai nhân triều Nguyễn. Cung nữ giữ bí mật làm phấn nụ tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm này để bán. Sau này, bà truyền lại cho con gái là Trần Thị Thiểu (còn gọi là bà Hường, theo tên chồng). Bà Hường lại tiếp tục truyền cho hai cô con gái là Trần Thị Tùng và Trần Thị Phương. Bà Tùng nay đã ở tuổi 80 và sống ở Mỹ cùng con cháu. Vì vậy, truyền nhân hiện tại giữ bí quyết tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm quý giá này chính là bà Trần Thị Phương và cô con gái của bà: Nguyễn Phương Khanh sẽ là thế hệ tiếp nối. Phương Khanh đã mang đến cho loại phấn vốn chỉ là bí mật truyền miệng này hơi thở của nhịp sống hiện đại khi chuẩn bị những bước quan trọng để Phấn nụ Hoàng Cung trở thành thương hiệu mỹ phẩm quốc gia, như người Nhật tự hào với Shiseido, người Hàn tự hào với Ohui, Whoo hay Sulwhasoo…
Nhìn những gì họ đang làm và gìn giữ mới thấy, để có được những viên phấn nụ, không đơn giản chút nào. Đó là sự kết hợp của cao lanh hảo hạng và hơn mười vị thuốc Bắc, hòa trộn cùng nước mưa Huế và trải qua các công đoạn ủ sương, phơi nắng cho âm dương hài hòa. Mỗi lần làm phấn, bà Phương và cô con gái đã được làm quen với công việc này từ năm sáu tuổi đều phải về Huế, ở trong phủ của gia đình từ một đến ba tháng, tập trung toàn bộ sức lực và tâm huyết không khác gì những ngày đầu được giao trọng trách này, cũng như giữ một lời thề. Chỉ có những hạt mưa dầm xứ Huế, được hứng từ trời và lắng lại cho trong; chỉ có nguồn thảo dược do những gia đình trước đây được hoàng cung giao nhiệm vụ trồng trọt để cung cấp làm phấn nụ, vẫn được truyền lại qua mấy đời cho đến hôm nay; và chỉ có khí hậu của xứ Huế mới đảm bảo những yêu cầu để làm ra loại phấn không thay đổi về chất lượng hàng trăm năm qua.
Chính vì những điều này mà Phấn nụ Hoàng Cung không đơn thuần là loại mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm mà còn là viên phấn đi cùng lịch sử, mang theo tinh hoa làm đẹp của một triều đại phong kiến.
Theo dep.com.vn
Chiều 20/10, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Chân dung phụ nữ”.
Trại sáng tác "Văn hóa và con người A Lưới" năm 2021 vừa vế mạc sáng 19/10 sau gần 10 ngày diễn ra.
Chiều 19/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra hoạt động “Ra mắt không gian đọc - tổ chức chương trình truyền cảm hứng đọc sách cho các em Thiếu nhi”.
Chiều ngày 14/10/2021, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi họp để rà soát các công việc để tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế trong tình hình mới.
Sáng 15/10, tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc trại sáng tác VHNT chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTV, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Trong những ngày tháng 10 lịch sử, cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chúng tôi tìm về nhà bác Phan Nhạn, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên là Máy trưởng của Đoàn tàu không số năm xưa.
Các đề tài đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2021 vừa được công danh sách theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều ngày 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Văn hóa và con người A Lưới 2021”.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Chiều ngày 30/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật về đề tài “phòng chống dich bệnh Covid-19” năm 2021.
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ được tổ chức với hình thức kết hợp truyền tải trực tuyếndo tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
“BV TW Huế sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân lực để tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại khu vực miền Trung khi dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp…”
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, sửa chữa Rạp Đông Ba.
Sáng 20/9, học sinh tại các vùng đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đã đến trường trong điều kiện bình thường mới.
Nhằm tổ chức việc nghiên cứu, học tập và tuyên truyền sâu rộng nghị quyết đại hội Đảng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII” .
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, tiếp tục đưa sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp tích cực cho đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngày 15/9, Sở Văn hóa & Thể thao tổ chức triển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa & Thể thao và các trang mạng xã hội.