Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức
Theo thông tin của Thanh Niên, kết quả bỏ phiếu kín trước đó của các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) cho thấy trong số 475 phiếu hợp lệ (1 phiếu không hợp lệ), có 470 ĐB bầu, 5 ĐB không bầu cho ông Huệ.
Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã tuyên thệ nhậm chức. “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, ông Huệ tuyên thệ.
Ông Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
“Vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia”
Phát biểu sau lễ tuyên thệ, ông Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu mình. “Đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân tôi”, tân Chủ tịch QH nói.
Ông Huệ nhấn mạnh, kỳ họp lần này là kỳ họp cuối cùng của QH khóa XIV, diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐB QH khóa XV, ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Vì vậy, cần đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ, vừa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của QH, vừa tổ chức thành công bầu cử trên phạm vi cả nước.
Ông Huệ hứa, với cương vị Chủ tịch QH, sẽ đem hết sức mình, cùng tập thể Ủy ban Thường vụ QH, các cơ quan của QH, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ QH và các vị ĐBQH kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và thành tựu to lớn của QH qua các thời kỳ, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Là Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, ông Huệ cũng hứa sẽ cùng các thành viên trong hội đồng thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định; tổ chức thành công cuộc bầu cử nhằm bầu ra những ĐB tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong QH và HĐND các cấp trong nhiệm kỳ mới.
“Nhiệm kỳ QH khóa XIV sắp khép lại cùng nhiều kết quả to lớn trên cả 3 phương diện: lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để lại nhiều dấu ấn và tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân và cử tri cả nước. Có được kết quả đó, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và các vị chủ tịch tiền nhiệm đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của QH và nâng cao vị thế của QH VN trên trường quốc tế”, ông Huệ bày tỏ.
Miễn nhiệm 3 phó chủ tịch QH, đề cử 3 nhân sự mới
|
Gửi gắm nhiều kỳ vọng vào tân Chủ tịch QH
Trao đổi với báo chí, nhiều ĐBQH cũng kỳ vọng ĐB gửi gắm nhiều kỳ vọng với tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng), Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, mong muốn tân Chủ tịch QH quan tâm để hoạt động của QH càng công khai càng tốt, nên cho truyền hình trực tiếp toàn bộ các phiên họp toàn thể của QH. Bà Thúy cũng mong muốn tân Chủ tịch QH sẽ tạo điều kiện để cử tri giám sát được ĐB tốt hơn, thông qua việc công khai kết quả bấm nút các vấn đề được đưa ra biểu quyết tại QH. Trong chất vấn, bà Thúy mong muốn tân Chủ tịch QH sẽ linh hoạt và quyết liệt, dành thời gian “truy” đến cùng vấn đề được đưa ra chất vấn. Trong lĩnh vực giám sát, ĐB Đà Nẵng mong muốn tân Chủ tịch QH quyết liệt hơn nữa để phúc đáp yêu cầu của cử tri, trong thực hiện kết luận giám sát cần phải có ứng xử đủ mạnh để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
ĐB Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng khác với nhánh hành pháp hay nguyên thủ quốc gia, QH không có người đứng đầu mà là thiết chế duy trì hoạt động theo tập thể. Chủ tịch QH là người chủ trì công việc của QH. Do đó, vai trò của Chủ tịch QH là tầm nhìn lập pháp, phương pháp tư duy đổi mới vận hành của QH để QH thực sự trở thành cơ quan quyền lực của nhà nước.
“Thực tiễn cho thấy người nào làm Chủ tịch QH có tư duy, tầm nhìn xa, hiểu thấu quy trình của QH thì có cách thức vận hành khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”, ông Vân nói, và kỳ vọng tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ sẽ có cách thức tiếp cận mới để cải tiến phương pháp hoạt động, tác động đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động QH, đảm bảo QH hoạt động thực chất, thực quyền hơn.
Theo Báo Thanh Niên
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.
Sáng 16/10, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Quân khu 4 và các lực lượng chức năng để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, cứu nạn và bàn phương án tìm kiếm 16 công nhân đang mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.