Những lần chết hụt của vua Gia Long

08:45 12/02/2015

Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt Nam biên tập, xin giới thiệu đến với quý bạn đọc.

Câu chuyện 1 : Thoát chết ở đảo Cổ Long ( Kohrong )

Lúc bấy giờ là vào mùa hè năm 1783, Nguyễn Ánh sau khi liên tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên thì lực lượng tan rã gần hết. Các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngã. Nguyễn Ánh chạy dài qua Lật Giang – Mỹ Tho – Hà Tiên – Long Xuyên . Sau đó được Lê Văn Duyệt cùng một số hầu cận đón chạy ra Phú Quốc. Trong cuộc chạy trốn này để lại nhiều giai thoại trong dân gian. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cỡi trâu qua sông. Cuốn Nguyễn triều Long Hưng sự tích hư cấu thêm cả cá voi ngậm Nguyễn Ánh đưa qua sông. Có tích kể rằng Nguyễn Ánh chạy ra biển thì bị thiếu nước ngọt, may nhờ lúc đó mưa lớn, nước từ các cửa sông nhỏ chảy ra không mặn có thể uống được mới thoát chết.

Nguyễn Ánh chạy ra đảo Phú Quốc thì quân Tây Sơn cũng cho thuyền chiến đuổi tới bao vây đảo. Đoàn người ít ỏi của Nguyễn Ánh lại tiếp tục bị bắt bị bị giết rơi rớt lại. Nguyễn Ánh tiếp tục chạy tới đảo Cổ Long thuộc Vịnh Thái Lan bây giờ. Thủy quân Tây Sơn lần này do Trương Văn Đa rút kinh nghiệm nên càng tổ chức vây chặt đảo. Đảo bị vây 3 vòng mà thực sự phía Nguyễn Ánh không còn cả quân thủy lẫn bộ để chống cự, chỉ còn một ít thân quyến và tùy tùng. Nhưng lúc bao vây thì bão biển nổi lên đánh tan cả hạm đội Tây Sơn. Nguyễn Ánh thừa lúc hỗn loạn sau bão lên thuyền trốn thoát được sang đảo Cổ Cốt ( Kohcot ). Sau đó bí mật lẫn trốn ở đảo Phú Quốc.

Câu chuyện 2 : Trận Rạch Gầm – Xoài Mút thua trận tan tác nhưng không chết

Đầu năm 1785 liên quân Xiêm – Nguyễn đụng trận với Tây Sơn trên sông Tiền. Dù lực lượng quân Xiêm đã đông đến 5 vạn bao gồm 2 vạn thủy binh, 300 chiến thuyền và 3 vạn quân kỵ bộ cộng với khoảng 3000 – 4000 quân Nguyễn vẫn bị thất bại thảm hại trước quân Tây Sơn chỉ có khoảng 3 vạn quân và chiến thuyền kém hơn tại Rạch Gầm – Xoài Mút.

Do đã thua Tây Sơn nhiều trận hay do linh cảm mà trận này dù Nguyễn Ánh có lực lượng mạnh hơn vẫn lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị cho mình một lối thoát hiểm cùng thuyền nhẹ chờ sẵn. Tướng Chiêu Tăng – Chiêu Sương có ý muốn để Nguyễn Ánh vẫn quân Nguyễn đi trước nhưng Nguyễn Ánh khi ra quân lại cố tình đi chậm thụt lùi lại phía sau hậu quân. Quân Xiêm chỉ trong một ngày bị giết đến quá nửa và gần như thủy quân bị diệt gần hết, cả tướng rất thân của Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp cũng chết trận. Ngay lúc biết quân Xiêm lọt vào trận địa phục kích và bắt đầu tan vỡ thì Nguyễn Ánh đã nhanh chân bỏ chạy thụt mạng bằng thuyền rồi bỏ thuyền lên bộ chạy cùng tàn quân.

Lần này thì quân Tây Sơn kiên quyết bắt giết Nguyễn Ánh nên đuổi theo rất gấp. Các tướng thân thuộc như Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Hội, Tôn Thất Huy cũng thân ai nấy chạy, mỗi người một ngã. Sách Hoàng Việt Hưng Long Chí chép khi chạy đến Trấn Giang thì Nguyễn Ánh cùng 12 tùy tùng, trong đó có Lê Văn Duyệt bị quân Tây Sơn bắt. Nhưng lúc đó viên chưởng cơ Tây Sơn tên là Trân lại nhớ ơn các chúa Nguyễn nên âm thầm thả cho Nguyễn Ánh đi.

Câu chuyện 3 : Bị trúng tên không chết

- Lần này là năm 1799, lúc này vua Quang Trung đã mất và lực lượng của quân nhà Nguyễn đã tương đối mạnh, làm chủ được Gia Định và Nam Bộ. Nguyễn Ánh quyết định đem quân tiến đánh Quy Nhơn với nhiều tướng tài giỏi và lực lượng mạnh.

Tướng Tây Sơn giữ thành là Lê Văn Thanh chống cự mãnh liệt nhưng chỉ được một thời gian thì hết lương thực và khí giới, quân cứu viện bị chặn đánh không tới kịp nên phải đầu hàng. Nguyễn Ánh chiếm được thành, giết hàng tướng rồi đổi tên thành là thành Bình Định.

Lúc này Tây Sơn vẫn còn nhiều tướng tài. Một trong số đó là tướng Nguyễn Quang Huy. Đang đóng quân ở thành Phú Yên, Nguyễn Quang Huy biết tin Diên Khánh và Quy Nhơn đều mất thì kéo quân xuống đánh Quy Nhơn để tránh thế bị động lưỡng đầu thọ địch. Nguyễn Quang Huy đánh thẳng một mạch hạ đến 25 tướng của quân Nguyễn Ánh, kéo đến ngay trước chân thành kịch chiến. Nguyễn Ánh nghe báo thấy lạ nên lên thành đứng xem. Nguyễn Quang Huy nhìn thấy, nhanh nhẹn dùng cung sắt bắn thẳng lên thành, trúng ngay vai trái của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh trúng tên bất tỉnh ngay tại chỗ một lúc mới tỉnh lại, quân sĩ rút hết vào thành cố thủ. Nguyễn Quang Huy cho đóng quân trước thành. Nhưng may mắn cho quân Nguyễn là Nguyễn Ánh được chữa trị kịp và không chết, cùng với đó thì quân Nguyễn Văn Thành kịp từ Diên Khánh tới cứu. Quân Nguyễn phối hợp với cứu binh mở cổng thành đánh quân Tây Sơn, Nguyễn Quang chống lại lực lượng quá đông, lại bị đánh hai mặt và phải đụng với mãnh tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức nên thua trận, quân sĩ tan rã một người một ngựa chạy lên núi Dương An.

Nguyễn Ánh sau khi bị trúng tên thì phải rút quân về Gia Định do vết thương khá nặng, giao đất vừa chiếm được cho thuộc tướng cai quản.

Câu chuyện 4 : Thoát chết khi chỉ còn lại một chiến sĩ

- Lúc này cũng là vào năm 1783, Nguyễn Ánh cùng hơn 3 vạn quân thủy bộ gây dựng trong mấy năm trời bị thủy quân của Tây Sơn do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy đánh tan tác. Thuyền chiến quân nhà Nguyễn từ tàu bọc đồng đến tàu lớn, tàu nhỏ đều bị đánh chìm hay tịch thu. Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đổi gắt gao phải theo đường rừng mà chạy.

Lúc tàn quân chạy đến Định Tường chạy Nguyễn Ánh bị sa lầy không đi được. Quân sĩ do bị đuổi gấp nên chạy hết, chỉ có một người trở lại cứu. Người đó là Tiền quân Huỳnh Tường Đức.

Lúc này trời nhá nhem tối, lại ở trong rừng khó xác định phương hướng. Huỳnh Tường Đức một mình lớn tiếng thách thức quân Tây Sơn lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả rừng, khiến quân Tây Sơn sinh khó hiểu, sợ có mai phục nên rút lui. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được. Đêm đó, Nguyễn Ánh ngủ gục trên đùi Huỳnh Tường Đức, ông thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Sau đó, Huỳnh Tường Đức được phong quốc tính. Người đời sau được biết đên với cái tên Nguyễn Huỳnh Đức, là một trong những danh tướng trụ cột của Nguyễn Ánh.

Câu chuyện 5 : Nhờ thân cây đổ, thoát chết lại được tướng giỏi

- Câu chuyện này không rõ năm và nơi chốn cụ thể nhưng cũng nằm trong khoảng thời gian 1777 – 1783. Lúc này Nguyễn Ánh chạy bộ còn quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Trương thì cưỡi ngựa đuổi theo. Khi Nguyễn Ánh vừa chạy qua khỏi một đoạn đường hẹp thì có một thân cây lớn mục nát đổ xuống chắn ngang đường, kỵ binh Tây Sơn không sao qua được. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát nạn.

Nguyễn Văn Trương sau việc này cũng đã linh cảm về số mạng của Nguyễn Ánh nên đến năm 1787 khi Nguyễn Ánh từ Xiêm đem lực lượng trở lại Nam Bộ ông đã đem quân hàng Nguyễn Ánh. Từ đó, Nguyễn Văn Trương liên tiếp lập công lớn, nhất là hai trận thành Phú Xuân và Trấn Ninh – Nhật Lệ.

Câu chuyện thứ 6 : Nguyễn Ánh và truyền thuyết giếng Tiên núi Cấm

Năm 1777, quân Tây Sơn đem quân đánh vào Gia Định, truy đuổi chúa Nguyễn đến tận Long Xuyên ( vùng đất nay là Cà Mau ). Tại đây, quân Tây Sơn bắt được Định vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Ánh cùng gia quyến và một số tàn quân nhân đêm tối chạy thoát. Hoàng tôn Nguyễn Phúc Ánh chạy theo đường Biên Hòa, Tây Ninh rồi tới Châu Đốc, lẫn trốn trong Thiên Cẩm Sơn.

Theo truyền thuyết tại nơi đây, khi Nguyễn Ánh chạy lên núi trốn tránh thì quân Tây Sơn cũng lùng sục khắp nơi đến nhổ cỏ tận gốc. Đoàn người Nguyễn Ánh ở trên núi bị thiếu nước và lương thực nhưng không thể xuống núi, chỉ còn biết cầu nguyện. Trong lúc tuyệt vọng, Nguyễn Ánh dùng gươm cắm sâu xuống khe đá thì nước ngọt từ đó phụt lên, cứu cả đoàn người khỏi chết khát. Để ghi nhớ sự kỳ diệu này, dân trong vùng gọi đây là Giếng Vua, hoặc Giếng Tiên. Sau đó, nhờ sự che dấu và tiếp tế của dân chúng trong vùng Nguyễn Ánh được cung cấp lương thực và chạy trốn tiếp ra các đảo ở Vịnh Thái Lan.

Giếng Vua ngày nay là một trong một trong những giếng Tiên nổi tiếng ở vùng Bảy Núi – Châu Đốc – An Giang. Đây là một nguồn nước ngọt quan trọng của dân cư trong vùng. Các giếng Tiên có những đặc điểm lý thú khó giải thích là giếng thường không sâu nhưng khi múc nước vơi đi rồi lại đầy trở lại. Giếng Tiên thường là giếng đá trên nền đá núi, có mực nước lên xuống theo chu kỳ mặt trăng, nước rất trong không bị ảnh hưởng môi trường dù xung quanh vùng có giếng gần như đều là nước mặn, dân chúng đào giếng cũng bị nhiễm phèn.

Câu chuyện về cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh còn lý giải về tên gọi Núi Cấm ngày nay mà khi xưa gọi là Thiêm Cẩm sơn (hay Thiên Cấm sơn). Theo lý giải vì đó là nơi vua ở nên được xem là cấm địa.

 
Theo Diễn đàn lịch sử Việt Nam

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 15/5,  tại Đại học Khoa học Huế, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tọa đàm về chủ đề “Văn học và Lịch sử” để nhìn nhận, đánh giá thành tựu và hạn chế của đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam. 

  • Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.

  • Sáng ngày 26/4, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
    Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng tại số 17 Lê Lợi nằm ngay trung tâm thành phố Huế, bên cầu Tràng tiền và dòng sông Hương thơ mộng.

  • Sáng ngày 21/4, tại Công viên Lý Tự Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam. 

  • Tối ngày 04/4, Đại học Huế phối hợp với Đại sứ quán Áo tổ chức chương trình “Franz Kafka Festival” trình diễn các tác phẩm của Franz Kafka - nhà văn nổi tiếng của Áo đầu thế kỷ XX diễn ra tại trường Đại học Y Dược Huế, 

     

  • “Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.

  • Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.

  • Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).

  • Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018. 

  • Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.

  • Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).

  • Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.  

  • Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này. 

  • THÁI KIM LAN

    “Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.

  • Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế. 

  • Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.

  • Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.

  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.

  • Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng. 

  • Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.