ĐẶNG BÁ TIẾN
"Đường về" - Ảnh: Đặng Văn Trân
Người đàn bà mang gùi
người đàn bà cúi mặt bước trong sương
trong khói đất quyện mùi phân bò và cỏ rác
gió lạnh từng cơn dữ dội
như muốn đẩy người đàn bà lăn xuống vệ đường
nhưng chiếc gùi nặng trên lưng
đã níu người đàn bà ở lại với con đường
cuối đông lấp ló nụ cười vàng của hoa dã quỳ
cho người đàn bà chút ấm lòng và bớt phần hiu quạnh
cái bóng đen cứ lầm lũi trên đường
những ngón chân xòe ra như rễ cây bám vào đất ba-zan kiên nhẫn
bình minh đã lên
nhưng ánh sáng bị lấp chìm trong hẻm núi
trong cuồn cuộn mây mù
và người đàn bà mặc kệ mây mù
bước chân theo thói quen trên con đường lam lũ như ngàn đời nay
tổ tiên người đàn bà đã bước
không có tiếng chim đ’rao, không có tiếng chim s’tiêng lảnh lót như ngày xưa
không có mùi hương hoa ê-pang, hoa sớc-khọt bay trong sương như ngày xưa
không có làn khói mỏng dan díu trên mái tranh như ngày xưa
chỉ có hoài niệm về rừng xưa, buôn xưa, tiếng chim xưa và làn
hương xưa chập chờn ẩn hiện làm niềm tin cho người đàn bà gắng sức bước
đường đi rẫy bây giờ xa tít tắp
một trăm lần hú chuyền nhau chưa đến được chỗ tỉa gieo
chiếc gùi nặng phân bò, phân heo và những túi hạt giống ám màu khói bếp
níu vai người đàn bà trĩu xuống
đè lưng người đàn bà như trái núi
khiến hai chân như đeo hai hòn đá tảng
và mồ hôi tuôn ra bết tóc, đẫm lưng, chảy xuống bàn chân đầm đìa đất đỏ
có thể ngày xưa trên đường này, người đàn bà đã hát, đã ngắt lá
làm kèn thổi gọi bạn trai, đã nhảy múa như con chim công trong nắng mai
nhưng bây giờ người đàn bà cứ lầm lũi bước
tiếng hát bây giờ có thể đã thành mồ hôi lạnh đầm đìa những ban mai như sáng nay
có thể đã chảy xuống ngón chân để người đàn bà bám chắc hơn vào mặt đường chống gió
có thể đã thành những nốt chai sần trên bàn tay, trên bàn chân và mòn rụng theo thời gian, theo nắng mưa, theo những nỗi nhọc nhằn đã lặn vào thịt da, đã ngâm tẩm số phận người đàn bà trong hồ rượu đắng, đánh chìm tiếng hát và điệu nhảy ngày xưa
vẫn chiếc gùi trên lưng
chiếc gùi tre
chiếc gùi tre bóng đen mồ hôi
cứ ngày ngày bám vào lưng người đàn bà Ê Đê, bám vào lưng
người đàn bà M’nông, bám vào lưng người đàn bà Gia rai như một phần thân thể họ
tôi biết trong chiếc gùi
có giấc mơ, nụ cười của đứa con mỗi chiều ngồi trên cầu thang đợi mẹ
có ánh mắt của thằng chồng khát rượu, khát đàn bà đang chống cằm ngồi bên bếp lửa lúc nửa đêm
có giấc mơ về bến nước một thời con gái tắm truồng khoe vú cười ran như bồ chao vỡ tổ
giấc mơ về một thời rừng xanh đầu ngõ làm bạn với công xanh làm bạn với nai vàng
ôi giấc mơ thì xa mà nỗi cơ cực lại quá gần
giấc mơ thì nhẹ mà chiếc gùi quá nặng
thế giới thì phẳng mà bước chân gập ghềnh
những người đàn bà Ê Đê, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng vẫn bền gan bước đi lầm lũi
đồng hành cùng với trăng sao
(SH314/04-15)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN