Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.
Một góc di tích quốc gia đình làng Mỹ Lợi.
Những báu vật chủ quyền
Lão nông Nguyễn Hào (82 tuổi)- Trưởng Ban quản lý đình làng Mỹ Lợi- tiếp chuyện chúng tôi dưới mái đình cổ kính bằng giọng tự hào. Cụ Hào kể, làng Mỹ Lợi được thành lập vào năm 1562, đình làng được dựng từ năm 1808. Từ đó đến nay, ngoài là nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng, ngôi đình này còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu Hán- Nôm rất có giá trị, trong đó có tư liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi cụ Hào cẩn thận mở chiếc hòm gỗ đã sờn màu lấy ra những văn bản được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm cho chúng tôi xem. Trong số hơn 1.200 văn bản do tổ tiên của làng để lại, có một văn bản viết bằng chữ Hán trên giấy dó, có bút phê của vua, mang giá trị đặc biệt. Bằng giọng nghiêm trang, cụ Hào tạm dịch văn bản này: “Vào năm Quý Hợi (1743), phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang - PV) buộc phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi) đón chiếc thuyền của hải đội Hoàng Sa để kéo về bờ sông và cùng nhau tổ chức tuần tra trên biển Hoàng Sa. Do phường An Bằng không thực hiện đúng cam kết nên ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759), triều đình ban sắc chiếu đóng dấu ấn buộc phường An Bằng đền tiền 3 quan cho phường Mỹ Toàn...”.
Cụ Hào bảo, nội dung văn bản này hoàn toàn trùng khớp với những thông tin được ghi chép trong cuốn lịch sử của làng Mỹ Lợi từ gần 300 năm trước. Cụ thể, theo thông tin trong cuốn sử làng, dưới thời nhà Nguyễn, người dân làng Mỹ Lợi đã phối hợp với hải đội Hoàng Sa tuần tra bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của nước ta. Người dân Mỹ Lợi cũng thường xuyên đóng góp lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho hải đội Hoàng Sa giữ gìn chủ quyền biển đảo trước sự xâm lấn của ngoại bang. “Để phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, năm 2010, làng đã bàn giao bản gốc của văn bản này cho Bộ Ngoại giao, bản mà làng đang giữ hiện nay là bản sao. Đó là bằng chứng chứng minh Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của nước ta”- cụ Hào nói.
Từ khi vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo nóng lên, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm về làng An Nông tiếp cận những tài liệu quý giá chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Vừa gặp chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Hùng- Trưởng tộc họ Nguyễn Hữu ở làng này- đã tự hào kể rằng cao tổ dòng họ của ông là ngài Nguyễn Hữu Niên từng giữ chức cai đội Hoàng Sa dưới thời Gia Long và được vua phong tước Hiến Đức hầu... Sau khi thắp nén hương trước bài vị của ngài cao tổ, ông Hùng mở cho chúng tôi xem những tài liệu Hán- Nôm quý nói về vị cai đội Hoàng Sa được cất giữ tại chùa Tiên Linh do chính ngài Nguyễn Hữu Niên lập ra.
“Thuở đó, vua ban chiếu tìm người trấn giữ vùng Hoàng Sa, có hơn 50 trai tráng trong làng đăng ký tham gia nhưng chỉ có ngài cao tổ của chúng tôi được chọn. Khi đó làng An Nông, nhất là dòng họ Nguyễn Hữu, vinh dự lắm”- ông Hùng nói, rồi ông giới thiệu nội dung cụ thể của các tài liệu. Ngoài tờ sai ngày 22.8 năm Gia Long thứ nhất (1802) có đóng dấu “Thần sách hậu doanh quan phòng” bằng chữ triện mực đen ghi cai đội Hoàng Sa là Nguyễn Hữu Niên, nhiều tài liệu gốc khác ở đây đều thể hiện thông tin này. Trong đó, nổi bật là tờ sai của quan khâm sai đô thống chế hậu doanh quân thần sách và tờ sắc của vua gửi cho cai đội Nguyễn Hữu Niên… Năm 2012, đại diện Bộ Ngoại giao đã ghi nhận những tài liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa này.
Tiếp lửa cho hậu thế
Xem những tài liệu về cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên như báu vật nên họ tộc Nguyễn Hữu và người dân làng An Nông dốc sức giữ gìn hơn 200 năm qua. Vào mỗi dịp trời mưa lũ, việc đầu tiên dân làng nghĩ tới là làm sao để những tài liệu này không bị hư hỏng. “Chúng tôi chọn vị trí an toàn nhất ở chùa để cất giữ tài liệu. Mỗi khi có mưa lụt thường xuyên có lực lượng phụ trách việc bảo quản những tài liệu này”- ông Nguyễn Hữu Hùng kể.
Đến chùa Tiên Linh, chúng tôi gặp nhiều người dân đến đây thắp hương trước bài vị của ngài cai đội Nguyễn Hữu Niên. Ông Lê Văn Minh (thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn)- một trong nhiều người chúng tôi gặp- cho biết hầu như tuần nào ông cũng đến chùa thắp hương tưởng nhớ ngài cai đội Hoàng Sa. “Qua những tài liệu tại chùa, chúng tôi rất tự hào khi biết không chỉ ở Quảng Ngãi mà ở Huế cũng từng có vị cai đội Hoàng Sa có nhiều công trạng. Đây là động lực tinh thần để người dân địa phương nỗ lực nhiều hơn trong việc đóng góp sức người và sức của để cùng quân dân cả nước bảo vệ chủ quyền chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”- ông Minh nói.
Ông Võ Thanh Tùng- Phó Trưởng ban nghi lễ làng Mỹ Lợi chia sẻ rằng, tài liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa của làng luôn được người dân giữ gìn như báu vật thiêng liêng. Các thế hệ đi trước của làng đã căn dặn hậu thế bằng mọi giá phải bảo vệ báu vật này. “Gần 300 năm qua dân làng không bao giờ quên nhiệm vụ và báu vật ấy đã tiếp lửa cho dân làng, nhất là ngư dân, trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải”- ông Tùng nói.
Ông Phan Như Ý- Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết, chính truyền thống bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa từ thời Nguyễn đã tiếp sức mạnh cho dân làng Mỹ Lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Mỹ Lợi đã anh dũng, kiên cường chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Vì vậy, Mỹ Lợi có đến 128 hộ gia đình có công với nước và 131 anh hùng liệt sĩ... Với sự đóng góp to lớn ấy, Mỹ Lợi đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Sau ngày đất nước thống nhất, người dân Mỹ Lợi có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Hiện toàn thôn có 1.552 hộ dân (6.500 khẩu) sản xuất trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ với thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/người/năm. Làng có khoảng 110 hộ dân có tàu thuyền đánh bắt trên biển và đây là lực lượng có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo danviet.vn
Từ ngày 27/12/2019 đến 08/01/2020, thương hiệu bia Huda tiếp tục thực hiện chương trình tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt với mong muốn mang tới một mùa Tết hạnh phúc và ấm áp hơn cho người dân miền Trung.
Chiều 28/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc năm 2019 nhằm ghi nhận sự đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà của các văn nghệ sĩ.
Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.
Thừa Thiên Huế là một miền di sản, trong nỗ lực để được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn những giá trị quý hiếm. Bộ Chính trị nhận thấy điều này và đã nêu ra rằng, các tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế như hiện nay là không còn phù hợp, cần có thêm những Nghị quyết mới song hành. Lãnh đạo Tỉnh đã hướng đến phát triển Huế trở thành “Thành phố Di sản” quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bài viết “Thừa Thiên Huế: Phía trước là ‘Thành phố di sản’” sẽ phân tích tình hình kế hoạch của tỉnh cũng như tiềm năng cần phát huy của Huế trong tương lai.
Chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp khai mạc triển lãm “Một thời bút nghiên” nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt.
Sáng 20/12, tại Khu tượng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương, kỷ niệm 231 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25/11 năm Mậu Thân 1788) và xuất binh đại phá quân Thanh
Sáng ngày 20/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao ThừaThiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều ngày 19/12, tại tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Chiều 17/12, Hội đồng Nghệ thuật Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp xét các tác phẩm dự Tặng thưởng tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2019.
Chiều 16/12, Sở Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng Huấn luận viên và Vận động viên Thừa Thiên Huế đã có thành tích thi đấu xuất sắc tại kỳ SEA Games 30 vừa diễn ra tại Philippines.
Sáng ngày 11/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác âm nhạc với đề tài “Công nhân và Công đoàn Việt Nam”.
Chiều ngày 10/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12) .
Chiều ngày 9/12, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) đã được khai trương nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.
Tháng 12, Sông Hương dành nhiều trang cho mục văn thơ nhạc tri ân người lính. Đó là nỗi niềm người lính năm xưa trở lại đường Chín, “con đường một thời căng như đạn bắn/ Máu đã từng thấm ướt đất ba dan”, nghĩ về đồng đội đã khuất khi nhìn vạt lau trắng ảo ảnh. Đó là hình ảnh vầng trăng trên đảo vương trên dàn mướp vàng tuyệt đẹp: “Đảo giữ vầng trăng giữa biển/ Như ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc”. Đó là những nốt nhạc “dập dìu trên sóng trùng khơi xa trùng khơi, trái tim rực lửa…”; là “tình yêu người lính cảnh sát biển ở nơi đầu sóng nơi đầu gió trên biển đảo quê hương…”.
Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.
Sáng 30/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” với chủ đề “Kết chặt tay xây đời mới”.
Sáng ngày 29/11, tại Đại học Huế, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Đại học Huế tổ chức Hội thảo“Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm”.
Sáng ngày 28/11, tại TP Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi khu vực II năm 2019.
Sáng ngày 22/11, Tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế” nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Chiều 21/11, tại Trường THCS Thống Nhất, Tỉnh đoàn vừa tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu” trong khối THCS, THPT trên địa bàn tỉnh TT-Huế năm 2019.