Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.
Nhà văn Trần Thùy Mai tặng hoa chúc thọ nhà văn Hồng Nhu.
Trong 90 nhà văn của Hội Nhà văn Huế, có lớp nhà văn già, trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mỹ và sau đó như Hồng Nhu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đắc Xuân, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Quang Hà, Hà Khánh Linh, Trần Thùy Mai, Mai Văn Hoan, Ngô Minh, Võ Quê, Nguyễn Khắc Thạch, Vĩnh Nguyên, Trần Vàng Sao, Phạm Thị Túy, Trần Hạ Tháp, Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lâm Thị Mỹ Dạ... Mặc dù anh chị em đã cao tuổi (người cao nhất là nhà văn Hồng Nhu 84 tuổi) nhưng vẫn cặm cụi sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từ khi rời quan trường, sau tập thơ Cõi lặng được dư luận đánh giá cao đã làm thơ sung sức hơn, sâu sắc hơn.
Nhà văn Hồng Nhu vừa in tập truyện ngắn mới và làm nhiều bài thơ thấm đẫm chiêm cảm. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ vừa có tiểu thuyết Vùng sâu được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng và được giải A giải thưởng Cố Đô lần thứ 5. Anh đang viết cuốn tiểu thuyết mới, mà anh bảo là “cuốn cuối cùng”. Nhà văn Nguyễn Quang Hà không vi tính vẫn mỗi năm ra mắt một đến hai tiểu thuyết về đề tài chiến tranh. Vừa qua, tiểu thuyết Vùng lõm của anh đạt giải cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam, và giải A Giải thưởng Cố Đô lần thứ 5.
Nhà văn Hà Khánh Linh, năm 2013 ra mắt tiểu thuyết Những dấu chân của mẹ (nằm trong bộ 3 tiểu thuyết ngàn trang Người Kinh Đô cũ (2004), Lửa Kinh Đô (2010) về các nhân vật Hoàng tộc Huế với cách mạng), tập truyện ngắn Trái tim tôi ở Hội An (NXB Đà Nẵng, 2013); nhà văn Nguyễn Khắc Phê sau tiểu thuyết nổi tiếng Biết đâu địa ngục thiên đường được giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn năm 2011 và giải A giải thưởng Cố Đô 2013, lại cho ra mắt tập văn chính luận Nhà văn và thời cuộc; Nhà thơ Trần Vàng Sao vừa ra mắt trường ca Gọi tìm xác đồng đội rất xúc động, được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng năm 2012; nhà văn Trần Thùy Mai có tập truyện ngắn hay Onkel yêu dấu, được giải C Giải thưởng Cố Đô, là người 5 lần được Giải thưởng VHNT Cố Đô; Nhà văn Hồ Thế Hà sáng tác rất sung sức.
Tập thơ Thuyền trăng của Hồ Thế Hà vừa được giải thưởng Cố Đô năm 2013, năm 2014, anh đã có tập tiểu luận –phê bình Tiếp nhận cấu trúc văn chương. Nhà thơ Mai Văn Hoan năm qua đã ấn hành hai tập sách: Tập chân dung nhà thơ Xuân Hoàng và tập tiểu luận Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm. Tác phẩm Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm được Hội Nhà văn TT-Huế trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2013 và được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng. Nhà thơ Ngô Minh năm 2013 đã xuất bản một lúc 3 tập sách: Tập thơ Ký tự biển, tập truyện ký Tướng Giáp trong tôi và tập tiểu luận thơ Quê quán của thơ...
Nhìn danh sách các tác giả và tác phẩm được giải ta thấy rất rõ là văn chương Huế vẫn chưa thể chuyển giao thế hệ! Tức là những người “viết văn già” từ trong kháng chiến vẫn là thế hệ hàng đầu. Huế chưa có một thế hệ nhà văn trẻ 7X, 8X tài năng cỡ như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Đoãn Phương, Nguyễn Danh Lam, Lê Vĩnh Tài... Nhưng có điều mừng là vài năm lại đấy đã xuất hiện một thế hệ nhà văn trẻ của Huế với văn phong rất mới, đáng trân trọng, mà trước đó tôi chưa từng đọc như Phạm Nguyên Tường, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đông Hà, Lưu Ly, Hải Trung, Châu Thu Hà, Nguyên Quân, Lê Tấn Quỳnh, Phan Tuấn Anh, Lê Huỳnh Lâm, Nhụy Nguyên, Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Bạch Diệp, Từ Nguyễn... Một số người đã có phong cách riêng. Một số tác giả giành được giải. Với thế hệ nhà văn này, tôi tin tưởng và mong ước trong một vài năm tới họ sẽ làm chủ văn đàn Huế, thay thế cho thế hệ nhà văn già.
Nhưng có một thực trạng cần báo động là, Hội viên Hội Nhà văn thì đông, nhưng sáng tác không đồng đều. Số đáng đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong ba công việc của một nhà văn là đi, đọc và viết, họ đều ít chú ý. Tính chuyên nghiệp của hội viên Hội Nhà văn Huế không cao. Họ ít có chính kiến và bản lĩnh sáng tạo, không chí cốt với cây bút trang giấy như lớp đàn anh. Đó là thực tế đáng lo ngại. Gần 40 năm sau năm 1975, Huế mới có một thế hệ sáng tác mới để có thể trong vài năm tới thay thế thế hệ trưởng thành trong chiến tranh, là quá muộn. Nhưng dẫu sao đã bắt đầu có một thệ hệ mới có chất lượng thực sự. Đó là điều rất mừng, cần trân trọng và nâng niu...
Ngô Minh
Nhân kỷ niệm 74 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 01/9, đoàn công tác của Trung ương và Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã đến thăm, dâng hương tại di tích nhà lưu niệm Bác Hồ (158 Mai Thúc Loan, thành phố Huế). Đi cùng đoàn có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Sáng ngày 30/8, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm chuyên đề” Hành trình vươn tới ước mơ – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1969- 2019”.
Chiều tối 29/8, tại Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thời Gian Vàng tổ chức lễ khai trương không gian văn hóa Đông Khuyết Đài và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sĩ Lê Thiết Cương.
Chiều ngày 29/8, Tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng du lịch và dịch vụ - Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng 29/8, tại hội trường khách sạn Villa Huế, Sở Du lịch phối hợp với Sở Ngoại vụ, Phủ Kyoto (Nhật Bản) tổ chức hội thảo “Thiết lập nền tảng xúc tiến phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch thông qua hợp tác công tư”.
Tối 28/8, tại Trung tâm thi đấu Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề Huế năm 2019.
Sáng ngày 28/08, tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ Trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực văn hóa phi vật thể - lần thứ II. Đến dự có ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thứ thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
Tối 27/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2019. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều 24/8, tại hội trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ Bế mạc Trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống" lần thứ I, năm 2019”.
Ngày 23/8, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/8, tại Hội trường khách sạn Century Huế, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức hội thảo khoa học: Thừa Thiên Huế - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Sáng 21/8, tại Thừa Thiên Huế, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF Việt Nam) đã tổ chức lễ ra mắt Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam.
Ngày 16/8/2019, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018) đã tổ chức phiên họp Hội đồng Chung khảo thẩm định và chấm điểm các tác phẩm, công trình VHNT tham dự giải thưởng đã được Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào. Kết quả, Hội đồng Chung khảo đã chọn được 56 tác phẩm, công trình của 56 tác giả, nhóm tác giả để BTC trao thưởng.
Sáng 17/8, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế (01/7/1989 - 01/7/2019).
Tối ngày, 16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).
Chiều ngày 8/8, tại Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Trở về” của họa sĩ Nguyễn Thị Dư Dư.
Chiều 8/8, tại khách sạn Hương Giang, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh.
Chiều ngày 03/08, Trung tâm mục vụ tổng giáo phận Huế phối hợp vơi trung tâm mỹ thuật Dominiart tổ chức triển lãm “Về bên mẹ”.
Chiều 02/8, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Khai mạc Chương trình đưa di sản Ca Huế vào trường học.
Sáng ngày 2/08, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế”.