“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Trên đầu ngài rùa đá có một chữ Vương viết bằng chữ Hán.
Ở xóm Rùa (Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) có một “ngài” rùa đá được phong tước vị mà theo dân làng thì “từ xưa đến nay duy chỉ có ngài rùa đá này là được phong tước vị”.
Rùa đá được phong vương
Thị trấn Phú Lộc có hai địa danh đặc biệt gắn với hình tượng linh vật thứ ba trong tứ linh “Long - Ly - Quy - Phụng”. Nếu như xóm Quy Thạch gắn liền với “ngài” rùa đá tự nhiên, được xem là một trong hai linh vật trấn yểm vùng đất này thì xóm Rùa lại gắn với số phận long đong của một "ngài" rùa được chạm khắc bằng loại đá Thanh, trên đỉnh đầu của "ngài" có khắc độc nhất một chữ Vương.
Anh Nguyễn Tiến Vinh (Phòng VH-TT huyện Phú Lộc) cho biết: “Rùa có chiều dài 1.7m, rộng 1.2m, cao 0.5m, ước nặng chừng 3 tạ được tạc từ đá Thanh nguyên khối. Các hoạ tiết được tạc khá cầu kỳ, các chi tiết chạm khắc còn khá rõ ràng như mắt, mí mắt, lằn ở cổ, lằn ở lưng, sống lưng, tai, mũi…
Trên lưng có ô lõm lớn hình chữ nhật kích cỡ 30 x 24 cm, có khả năng là điểm để đặt bia đá nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy tấm bia đá này. Đặc biệt trên đỉnh đầu rùa đá có khắc nổi chữ “Vương” bằng chữ Hán còn khá lớn".
Do vẫn chưa tìm thấy bia đá nên rất khó để xác định mục đích và thời gian tạc nên rùa đá. Nhưng trên đầu có khắc chữ “Vương” cho thấy rùa được tạc do chính vua ban lệnh và mục đích của nó chắc hẳn cũng không hề đơn giản. Đây cũng là rùa đá đầu tiên trên đầu có khắc chữ “Vương” được phát hiện.
Theo anh Vinh, rùa đá ban đầu có lẽ nằm ở khu vườn của nhà bác Ga (trú khu vực 4, Phú Lộc). Bởi vì đây chính là nơi đã tìm thấy ba chân trụ bằng đá còn khá nguyên vẹn.
Dựa vào kích thước và sự phân bố của ba trụ bằng đá thì có thể thấy đây chính là những chiếc cột để dựng mái che rùa đá. Cụ Ga, chủ nhân khu vườn cho biết: “Vợ chồng tui bắt đầu mua lại ngôi nhà năm 1989, khi dọn về thì đã có sẵn hai chân cột trụ đá trong vườn.
Một năm trước, người con trong gia đình làm vườn tìm ra thêm một cột trụ đá giống như hai cột trụ trước. Tôi đoán còn thêm một trụ đá nữa nhưng nó bị vùi lấp sâu trong lòng đất nên chưa tìm ra thôi...”.
Một trong những bậc cao niên nhất làng là cụ Nguyễn Văn Đằng (88 tuổi) cho biết thêm: “Ba cái chân cột trụ đá mới tìm thấy cỡ vài chục năm trở lại đây thôi chứ cụ rùa thì đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Từ lúc tóc tôi còn để chỏm, người làng đã nhìn thấy "ngài" rùa giữa một vùng bàu đìa, ao trũng hoang vu. Hàng ngày, qua lại trên đường, tôi thấy “ngài” ghếch đầu nổi thân mình, oai phong cạnh bờ ruộng lúa”. Biết là linh vật của làng, nên hồi ấy trong làng không có ai dám di chuyển “ngài” vì sợ gặp tai ương.
Chờ nhà nghiên cứu giải mã
Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền (Thành phố Huế) đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu và ông đưa ra giả thiết rùa đá Phú Lộc chính là miếu thờ của Đông Hải đại vương Nguyễn Phục.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu này đưa ra giả thiết trên. Nguyên do là trong các tài liệu ghi chép xưa và dân gian truyền tai nhau câu chuyện năm 1470, vua Lê Thánh Tông đưa đại quân đi đánh Chiêm Thành, giao cho Nguyễn Phục giữ chức Đốc lương lo việc vận chuyển lương thực. Nguyễn Phục là thầy của Bình Nguyên vương Tư Thành thời Lê Nhân Tông, góp công đưa vương lên ngôi vua sau vụ tiến ngôi của Nghi Dân.
Khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông trọng dụng Nguyễn Phục, cử ngay Nguyễn Phục đi sứ nước Minh ba lần.
Mặc dù trọng dụng Nguyễn Phục, nhưng vua Lê Thánh Tông cũng thường trách cứ, buộc tội cận thần Nguyễn Phục khá gay gắt.
Điều này chứng tỏ có nhiều đồng liêu ghét ông nên gièm pha ông khi họ gần vua. Bi kịch xảy ra khi ông theo vua Bình Chiêm năm 1470, thuyền Vua đi trước, thuyền lương do Nguyễn Phục dẫn đầu theo sau, qua cửa Tư Khách (Tư Hiền ngày nay). Khi thuyền Vua đã tới bãi Nam an toàn, thì thuyền ông gặp bão, Nguyễn Phục vì cố gắng để bảo vệ quân lương và binh lính, liền cho neo thuyền ở bờ phá Cao Đôi (phá Cầu Hai) để tránh bão.
Ông bị phạm quân luật, người ta bắt ông đến bãi Nam (bán đảo Sơn Trà), chiếu luật bị hành hình, đến lúc nhà vua quyết tha tội thì ông đã bị trảm. Tương truyền trên đường rút quân, sau khi thắng lớn, đoàn thuyền gặp gió lớn, vua Lê Thánh Tông mộng thấy Nguyễn Phục đến chầu vua và hứa phù trì đoàn quân về Thăng Long an toàn...
Vua Lê Thánh Tông hối hận, quyết định phong Nguyễn Phục làm phúc thần. Vua cũng truyền chỉ địa phương nào ngày trước có công tích của Nguyễn Phục thì cho lập miếu đền để thờ thần. Về sau vua Lê Thánh Tông gia tặng, ban sắc phong ông làm Thần Đông Hải đại vương và dựng đền thờ cúng.
Từ Bắc chí Nam, có 72 nơi lập miếu thờ Nguyễn Phục. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Điền phỏng đoán, rùa đá tại xóm Rùa rất có khả năng chính là miếu thờ Nguyễn Phục ngày xưa. Mặc dù, chưa được kiểm chứng nhưng giả thiết này cũng đã làm sáng tỏ phần nào nguồn gốc và giá trị của rùa đá được khắc chữ "Vương" có một không hai tại Việt Nam.
Theo kienthuc.net.vn
Tối 20/11, tại Nhà hát Sông Hương (Thành phố Huế) đã diễn ra Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ngày 18/11, tại Nhà hát sông Hương thuộc Học viện Âm nhạc Huế đã diễn ra triển lãm ảnh “Thừa Thiên Huế - Điểm đến của các nhà làm phim” do Viện phim Việt Nam tổ chức và triển lãm “Di sản và bạn” do Sở Du lịch tổ chức.
Sáng 18/11, Ban tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi Họp báo thông tin về Liên hoan phim và các sự kiện liên quan.
Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Chiều ngày 17/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội hoạ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định Phê duyệt kết quả Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
Sáng 7/11, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã tổ chức ra mắt tập sách sách "Nghiên cứu Huế - tập 9". Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các cá nhân trao tặng. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Ngày 04/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21/4 hằng năm
Sáng 04/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tổ chức khai mạc trại sáng tác VHNT Bình Tiến năm 2021 (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 4 đã làm nên một điều đặc biệt khi quyết định trao giải cho tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao.
Điện Thái Hòa được tiến hành quét 3D toàn bộ hiện trạng trước khi hạ giải trùng tu. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hợp tác với Công ty Cổ Phần Sao Tháng Tám Việt Nam - AGS Technologies thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa mới ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Sáng ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”.
Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), Thư viện Tổng hợp Tỉnh tổ chức trưng bày, triển lãm chủ đề “Huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển và chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp với các Sở, ban ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/10, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chủ trì cuộc họp với các Sở, ban ngành về việc nghe báo cáo tiến độ thực hiện Đề án Tủ sách Huế và Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.