Lời dâng

09:48 26/04/2010
VŨ LÊ THẢO CHI     Kính tặng thầy Vĩnh BáMười lăm tuổi, con tin rằng Bụt chỉ có ở trong chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa. Mười sáu tuổi con chợt nhận ra Bụt đang ở trước mắt mình...

Ảnh tư liệu

Ngày ấy, có lẽ cách đây chưa đến một năm, Bụt bước vào lớp, tụi con thở phào: “Ông này dễ tính”. Rứa là tụi con có cơ hội để phát huy những khả năng quậy phá thiên bẩm. Bụt chỉ cười: dzỏ dzỏ mà ghê. Một nụ cười hiền lành đến ngồ ngộ! Tụi con khoái chí cười nham nhở.

Dạo đó, tụi con phát ngán mỗi khi đến giờ của Bụt. Bụt chẳng bao giờ chịu nói tiếng Anh, chỉ tiếng Việt chay. Tụi con nghĩ thầm “có lẽ Bụt sợ mất gốc”. Hai mươi lăm nàng Tấm hiếu động, nghịch ngợm và hai chàng Thạch Sanh hiền lành như bị ru ngủ bởi những bài dịch lê thê của Bụt. Tụi con ngáp lên ngáp xuống, chỉ mong thời gian trôi qua mau. Liệu Bụt có biết không nhỉ?

Con vẫn còn nhỏ, biết bao lần tụi con dở mếu dở cười bởi chính sách “cho điểm kẹo” của Bụt. Bụt chỉ cười: “Cho chi cho uổng. Chém đẹp!”. Tụi con ré lên: “Bụt ơi, Bụt ác quá” Bụt lại cười “Mỏ như cái loa”.

Con cũng làm sao quên được những lúc thầy giám thị phát “phiếu bé ngoan”, Bụt lại bao cả lớp một chầu kẹo xanh đỏ. Bụt cười hà hà và nhai kẹo móm mém. Và lắm lúc, 27 thần dân xứ Anh quốc phải chịu nạn đại hồng thủy bởi những chuyện tình sướt mướt, lâm li bi đát của Bụt. Tụi con chậc lưỡi: “Bụt ghê chưa”.

Nhưng Bụt ơi, con vẫn chưa hiểu. Chẳng lẽ Bụt không bao giờ biết giận ư? Lúc nào con cũng thấy Bụt cười, ngay cả khi tụi con chơi những trò ranh mãnh, quậy phá tưng bừng. Bụt xuề xòa: “Đừng nữa nghe”.

Đến bây giờ, con đã bắt đầu thấy khoái Anh Văn, khoái những giờ học của Bụt. Con không buồn ngủ, con không ngáp dài. Con chỉ mong mau đến giờ Bụt để ngấu nghiến tiêu hóa một phần nhỏ bé vốn tri thức khồng lồ của Bụt. Con không thể nào quên những cách dịch đầy hình ảnh và hóm hỉnh của Bụt.

“Sương giọt thủng đầu, Hoa rơi bể phổi”.

Và đại loại như thế, tụi con cười ngả nghiêng và khắc sâu thêm bài học.

Và đến một ngày, con khám phá ra một bí mật còn vĩ đại hơn Chiristophe Columbus tìm ra Châu Mĩ: Bụt nói tiếng Anh giọng Mỹ còn chuẩn hơn cả người Mỹ “Your teacher is very very cute!”. Một bà khách nước ngoài đã thán phục nói với con như vậy. Con cười “Sure!” và tự hào lắm Bụt ơi.

Rứa là Bụt đã gắn bó với tụi con. Có ai ngờ đâu, một bầy 27 tiểu yêu đã vang bóng một thời bởi những trò chọc ghẹo quậy phá bỗng trở nên ngoan ngoãn, hiền lành trước một ông Bụt còn hiền hơn cả Bụt, Bụt biết không, bên Bụt tụi con thấy mình thật nhỏ bé và tụi con luôn nhìn Bụt với ánh mắt ngưỡng vọng.

Con chợt giật mình, còn dăm ba tháng nữa thôi ư? Con sẽ xa tất cả, xa bạn bè, xa trường và xa... Bụt. Một khoảng trống len vào trong con. Con thẫn thờ “mau quá!”. Nhớ ngày nào con bỡ ngỡ vào trung học, trường Quốc Học tròn 100 tuổi, thế mà bây giờ trường đã thêm ba. Trường đang hồi xuân thay dần chiếc áo mới tinh. Tụi con cũng lớn từng ngày, sắp sải cánh bước vào đời. Chỉ mỗi Bụt... Tóc đã điểm thêm bạc. Da đã nhăn nheo. Râu cằm lởm chởm...

Con không muốn thời gian dừng lại. Con chỉ mong được làm cô Tấm dịu hiền để xin Bụt một điều duy nhất “Bụt ơi, Bụt đừng thêm tuổi”.

Ngày... tháng... cứ trôi...

Quốc Học, hè 1999
V.L.T.C
(136/06-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đặng Anh Dũng - Hoài Thanh - Trương Vĩnh Tuấn - Trương Hữu Lợi

  • Ái chà! Buồn ngủ quá đi mất, tôi vươn vai ngáp mấy cái rõ dài nằm phịch xuống chiếc đi văng mát lạnh, hai con mắt cứ díp lại, ấy thế mà bà nội tôi mới bảo tôi là con sâu ngủ, đã nằm xuống đâu là ngủ say như chết, chẳng biết trời đất gì nữa.

  • Những giọt mưa xuân đầu tiên rơi xuống xua đi cái lạnh lẽo khô hanh của mùa đông, mang đến cho mọi vật những làn hơi thở ấm áp của đất trời. Cây cỏ như tươi hơn, xanh hơn. Đất trời như rộng hơn, đẹp hơn. Tất cả đều căng đầy nhựa sống, mọi vật hân hoan vui mừng.

  • Bà ngoại người thấp và tròn. Tôi thường nói đùa "Bà trông bụ bẫm như em bé" hay "Bà ngoại tôi - cây nấm biết đi" và bao nhiêu biệt hiệu hỗn láo khác.

  • Đôi chim sẻ ríu ran ríu rít. Âm thanh véo von của nó đánh thức cả khu vườn còn mê ngủ. Luống xà lách non tơ cụm đầu vào nhau như bàn tay nõn nà của cô thiếu nữ. Kia là dãy ngò rí thơm lừng liu ríu các ngọn tơ. Thơm nức vẫn là cây húng quế. Mùi thơm nhẹ mà bám lâu trong tay người hái. Buồn buồn mà ngửi lá húng quế thấy lòng nhẹ nhõm lạ.

  • Trên bầu trời cao và xanh trong, đám mây rạng rỡ trong ánh nắng cuồng nhiệt của mùa hè. Mây ôm lấy các con và cùng gió đưa chúng đi khắp bầu trời.

  • Bùi Sĩ Thành - Nguyễn Quỳnh Thi - Nguyên Hào

  • Nhạc: TỊNH MỸ Lời thơ: NGUYỄN LÃM THẮNG

  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.