Sáng 27/4, tại bảo tàng thêu XQ Huế đã diễn ra Lễ hội hoa làng nghề lần thứ nhất với nhiều hoạt động phong phú, đa sắc màu nằm trong khuôn khổ Festival làng nghề Huế năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND Thành phố Huế phát biểu khai mạc
Lễ hôi hoa làng nghề là một trong những nội dung chính mang đậm dấu ấn Huế trong kỳ Festival làng nghề 2019. Đây là tâm huyết và sự cống hiến về nghệ thuật vô cùng to lớn của công ty XQ Việt Nam.
|
Ông Nguyễn Đăng Thạnh - Phó chủ tịch UBND Thành phố Huế đánh trống khai hội |
Không gian của lễ hội được trưng bày đa dạng và đặc sắc, giữ muôn sắc hoa đan xen một “thư viện nghệ thuật” nhằm đưa người trẻ đến với văn hóa đọc, hiểu thêm ý nghĩa cuộc sống, không gian “phụ nữ trong nội thất” để tôn vinh những người mẹ, người chị, người vợ cao sang, tinh tế...Những không gian nghệ thuật này được tạo dựng chính là nơi để tin tưởng và nuôi dưỡng sự khao khát vào sự trở lại của bản tâm con người, bảo vệ gia đình và không thể khác, các làng nghề muốn hồi sinh cũng cần có những cơ sở như thế.
|
Đại diện Tập đoàn Koveka (Hàn Quốc) trao bằng Công dân danh dự Hàn Quốc cho ông Võ Văn Quân, Tổng Giám đốc Công ty XQ |
![]() |
Đoàn rước với những nghệ nhân XQ và đoàn nghệ sỹ Hàn Quốc |
Bên cạnh đó, những tác phẩm gốm Hương Sa, lần đầu tiên được trưng bày, đây là sự kết hợp của các nghệ nhân thiết kế XQ, những bàn tay vàng của nghệ nhân gốm Bát Tràng, từ phù sa sông Hương kết tinh văn hóa giữa hai vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
|
Không gian trưng bày Gốm Hương Sa |
Dịp này, đại diện Tập đoàn Koveka (Hàn Quốc) cũng tiến hành trao bằng Công dân danh dự Hàn Quốc cho ông Võ Văn Quân, Tổng Giám đốc Công ty XQ Việt Nam vì những đóng góp trong hoạt động kết nối văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc.
![]() |
Thêu lưu niệm chữ ký |
Festival Nghề truyền thống Huế thể hiện sinh động trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân, nghệ sỹ, các làng nghề thủ công truyền thống trong các tỉnh, thành trên cả nước, cũng như quốc tế; Là sự kiện kinh tế-chính trị và văn hóa, du lịch tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế. Đây còn là dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và giới thiệu bản sắc văn hóa của các thành phố trong nước và quốc tế.
|
Du khách quốc tế thích thú với nón lá Việt Nam |
Phương Anh
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013