Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh và các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh

09:27 12/05/2022

Ngày 11/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2022 - Phật lịch 2566.

Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan ngọc Thọ đã trao tặng lẵng hoa chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhân mùa Phật đản phật lịch 2566. Phó Bí thư tỉnh ủy ghi nhận những đóng góp tích cực của Ban trị sự GHPGVN tỉnh và bà con phật tử trên địa bàn tỉnh. Đồng thời mong muốn các vị chức sắc cùng các tăng ni, phật tử tiếp tục đồng hành với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng tới phương châm sống tốt đời đẹp đạo, đồng lòng góp sức xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.

Đại diện Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã chia sẽ những hoạt động sắp tới của Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2566, đồng thời cám ơn sự quan tâm, tình cảm tốt đẹp của lãnh đạo tỉnh đối với các hoạt động của Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua. Giáo hội Phật giáo tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, hòa hợp các tôn giáo trong tỉnh để cùng các cấp ủy, chính quyền xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế là điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh và giàu đẹp.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thăm các cơ sở Phật giáo


Trước đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến thăm hỏi, chúc mừng các vị hòa thượng, trụ trì tại một số cơ sở Phật giáo trên địa bàn thành phố Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến thăm Hòa thượng Thích Đức Thanh, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tại chùa Bảo Quốc; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tại chùa Thiên Minh và Hòa thượng Thích Huệ Phước, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tại chùa Từ Lâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương gửi lời chúc đến Hòa thượng cùng quý tăng - chúng, bà con Phật tử khỏe mạnh, có một mùa Phật Đản an lạc, thành công tốt đẹp. Tại các nơi đến thăm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương gửi lời chúc đến Hòa thượng cùng quý tăng - chúng, bà con Phật tử khỏe mạnh, có một mùa Phật Đản an lạc, thành công tốt đẹp. 

Đại diện trụ trì các cơ sở Phật giáo đã gửi lời cảm ơn đến UBND tỉnh, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã luôn quan tâm, đồng hành cùng Phật giáo Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.

  • Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.

  • Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.

  • Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!

  • Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. 

  • Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

  • Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt Nam biên tập, xin giới thiệu đến với quý bạn đọc.

  • Đêm xuống, sau khi chờ cha đi ngủ, đứa bé mới trốn cha đi học hát. Người chị cột sợi dây ở ngón tay, đầu dây kia móc ở ngách cửa, lơ mơ ngủ. Khuya, cô em gái về, khẽ giật sợi dây, cánh cửa được hé ra, một bóng nhỏ loắt choắt nhanh nhẹn len vào trong, bóng đêm im lìm phủ lấy ngôi nhà, không một ai hay biết.

  • Từ xa xưa, nghệ vàng thuốc bắc là một trong những phương pháp bí truyền của các bà mụ xứ Huế để giúp các mỹ nữ Cung Đình lấy lại vóc dáng thon gọn và làn da hồng hào, quyến rũsau khi sinh.

  • Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ khoét ngạch trộm cổ vật…

  • Theo Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, khi biên soạn cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã lặn lội từ Nam Bộ ra Huế, ngược dòng Hương Giang, lên đến ngã ba Tuần, rồi vượt sông qua bên tê tả ngạn dòng Tả Trạch để kính viếng lăng chúa Nguyễn Phúc Chu....

  • Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?

  • Từng lâm cảnh đầu rơi với thịt nát xương tan, người ta đồn rằng đây là những vị thần trấn yểm, bảo vệ giấc ngủ và gìn giữ kho báu mà triều thần an táng cùng Vua Gia Long dưới lòng cổ mộ!

  • Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…

  • Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.

  • Ngày 16/1/2015, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Bộ Quốc phòng về văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 2009-2014).

  • Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.

  • Ngày 12/1, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang lập hồ sơ thơ văn chữ Hán trên hệ thống công trình kiến trúc cung đình Huế để trình UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới.

  • Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..

  • Cá voi được xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển, vì vậy khi bắt gặp cá ông voi chết, ngư dân biển ở các tỉnh Quảng Bình cho đến mũi Cà Mau sẽ cử hành nghi lễ đám tang rất trọng thể. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc một nghi lễ tiêu biểu tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.